Góc nhìn

Ngôn từ viết cho trẻ em cần sáng trong, giản dị, dễ hiểu

Nhà thơ Phạm Đình Ân 15:31 22/09/2023

Văn chương hoặc văn bản thông tin dành cho trẻ em, trước tiên cần hồn nhiên, sáng trong, giản dị, dễ đọc - dễ hiểu - dễ nhớ; đồng thời nên gieo mầm về khả năng quan sát, cảm nhận thế giới của các em. Tùy theo lứa tuổi của các em, người viết nên lưu ý để đáp ứng nhu cầu nêu trên cho thích hợp. Những dẫn chứng về lời văn dưới đây cần xem lại, xin chia sẻ cùng bạn đọc.

"Hoa giấy cánh mỏng như tờ pơ luya". Giấy pơ luya - mỏng đến mức không thể mỏng hơn - dùng đánh máy chữ (và viết thư, in từ điển nữa) đã ngừng sử dụng cách nay nhiều năm. Hiện nay, ngay cả nhiều bố mẹ các em bé đọc dòng chữ kia cũng có thể không được trông thấy, thì đem ra ví nó với cánh hoa giấy là không thích hợp.

- "Quạ đang đậu ở bờ rào thì bị chó vồ". Xin thưa, tập tục của loài chim này là bay giữa trời và đậu ở ngọn cây cao, mô đất rất cao, xa cách khu dân cư. Khi nó sà xuống bắt gà hoặc ăn xác ôi thì cũng vụt bay lên rất nhanh, không bao giờ đậu rất thấp bên nhà dân đến mức chó vồ được.

- "Khướu đậu trên ngọn cây, thấy thế la to". Nếu chỉ nói la thì đó là cách nói của người miền Nam, có nghĩa là kêu la, la mắng. Nên viết kêu to thì dễ hiểu hơn đối với nhiều vùng miền.

- "Điện phục vụ đời sống con người, giúp tivi, tủ lạnh, quạt máy hoạt động. Để sử dụng điện an toàn, em nhớ (...)". Nên viết: "Điện giúp chúng ta dùng được đèn điện, quạt máy, tivi, tủ lạnh, bếp từ,... Để an toàn, em hãy nhớ (...)".

- "Thước, bút, kéo, dao là những đồ dùng có ích". Viết có ích không sai, nhưng nên viết cần thiết hàng ngày của học sinh thì chính xác hơn. Bởi rất nhiều thứ có ích (đối với cả người lớn và trẻ em) lại không thường xuyên dùng đến như: kim khâu, đinh, búa, kìm,… Đó là sự phân loại về giá trị và tính năng đối với các đồ vật.

- "Bị ngỗng mổ liên tiếp, kẻ trộm cũng phải "choáng váng" và chạy mất dép". Cách nói "chạy mất dép" không đẹp, không nên đưa vào văn viết cho trẻ nhỏ khi trình bày một câu chuyện nghiêm túc.

- "Bác nông dân vào rừng cuốc đất trồng cải củ". Trồng được rau giữa rừng rậm, cây xen dày, thiếu ánh nắng ư? Nên viết: "Bác nông dân vào rừng trồng củ cải trên một khoảng đất trống".

Trên đây chỉ là một số trường hợp cần bàn bạc trong hàng trăm trường hợp tương tự. Chúng ta cần lưu ý hơn nữa việc đưa đến cho trẻ thơ cái đúng, cái hay về tiếng Việt, giúp các em học hỏi có hiệu quả kiến thức về đời sống, khuyến khích trau dồi ngôn ngữ, cũng là để trẻ thơ hiểu, thêm trân trọng và yêu tiếng mẹ đẻ. Viết cho các em, cần lưu ý trước tiên đến độ tuổi cụ thể (chẳng hạn từ 5 đến 7, từ 8 đến 11, từ 12 đến 15...). Câu văn chỉ cần hơi tối nghĩa, rườm rà, thiếu chính xác một chút thôi đã là rào cản đối với bạn đọc còn non nớt. Thêm nữa, do bản tính con người từ thuở ấu thơ đã yêu thích cái đẹp (Già được bát canh, trẻ được manh áo mới - tục ngữ), khiến tâm lý bạn đọc nhỏ tuổi dị ứng đối với cái không đẹp, gây nên phản cảm, làm giảm ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ.

Cách viết của các nhà văn Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Trần Hoài Dương... rất đáng được bạn văn tham khảo, tiếc là trong giới hạn của trang mục tại đây không thể dẫn ra cụ thể được.

Ở lứa tuổi nhi đồng, trước tiên các em được học cách sử dụng tiếng mẹ đẻ, và tiếp đó học văn cũng rất quan trọng - tuy rằng còn đơn giản. Tiếng nói là công cụ của văn, văn làm cho tiếng nói hay lên, giàu có hơn. Chẳng thế mà hàng nghìn năm qua, không ít ông bà cha mẹ không biết chữ mà vẫn say mê à ơi lời hát ru bao thế hệ cháu con măng sữa còn nằm trong nôi đó sao./.

Bài liên quan
  • Câu mập mờ
    Vấn đề đem ra bàn bạc ở đây không phải là câu văn, câu thơ đa nghĩa, (hoặc mơ hồ), chứa nghĩa hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại”, mà là câu mập mờ.
(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Ngôn từ viết cho trẻ em cần sáng trong, giản dị, dễ hiểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO