Văn hóa – Di sản

Ngắm khung cảnh hoài cổ của Đình làng Thổ Khối

Ngân Hà (t/h) 15:58 21/03/2023

Đình Thổ Khối nằm tại ven đê thuộc hữu ngạn sông Hồng. Dưới góc nhìn phong thủy, có người cho rằng đây là thế đất “Rồng chầu”.

dinh-tho-khoi-7.jpeg

Vốn dĩ, người ta gọi đây là thế đất “Rồng chầu” là bởi dải đê sông Hồng là thân Rồng, giếng đình và đầm đền Cây là mắt Rồng, đình, chùa đối xứng nhau là gò má Rồng, đê quai sau đình là hàm Rồng. Đây là một cách nhìn mang tính khái quát văn hóa cổ truyền.

dinh-tho-khoi-1.png

Thổ Khối, theo cách giải nghĩa của từ Hán – Việt là mảnh đất, khối đất được liên kết chặt chẽ và bền vững. Thổ Khối là một trong 4 thôn của xã Cự Khối trước đây.

Vào đầu thế kỷ XVIII, đình Thổ Khối đã thờ 6 vị Thần, nhưng khởi nguyên làng chỉ thờ Thành Hoàng họ Đào, còn các vị Thần khác chỉ được phối thờ.

Đình Thổ Khối là ngôi đình cổ kính ẩn mình trong những cây cổ thụ, nép mình tại khúc quanh của con đê sông Hồng, tạo ra sự đăng đối, một cảnh quan đẹp cho một làng quê ven sông. 

Trước cửa đình là giếng nước hình bán nguyệt, bờ giếng được viền tường gạch và có bậc lên xuống. Xưa kia, các cụ không cho làm bẩn đến nước giếng, ngay cả việc rửa chân tay, do vậy, dân làng thường lấy nước giếng về sinh hoạt. Giếng đình có giá trị tinh thần rất lớn, không thể tách rời ngôi đình, đó là điểm tụ Thủy và chính là tụ Phúc. Đình Thổ Khối quay về hướng Tây nhằm cầu cho Thần luôn yên vị.

dinh-tho-khoi-2.png
dinh-tho-khoi-4.png

Sân đình rộng lớn được lát gạch Bát Tràng, dẫn vào tòa Đại đình. Mặt bằng kiến trúc ngôi đình có kết cấu hình tiền nhất, trung đinh, hậu công. Đây là mặt bằng kiến trúc hiếm gặp ở những ngôi đình khác. Tòa Tiền tế và tòa Đại đình được dựng tiếp giáp nhau, có chung máng nước, tiếp đến là tòa Ống muống, qua Ống muống là Hậu cung gồm Cung ngoài và Cung cấm, được cách bởi tòa Thiêu hương.

So với các ngôi đình khác ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Hậu cung đình Thổ Khối có kết cấu hình chữ Công, bao gồm Cung ngoài, Thiêu hương và Cung cấm.

dinh-tho-khoi-8-lon.jpeg
dinh-tho-khoi-9-lon.jpeg
Lễ hội làng Thổ Khối được tổ chức từ 8 đến 10 tháng hai âm lịch hằng năm.

Hiện nay, tại đình Thổ Khối còn giữ được 6 cỗ ngai và bài vị có liên đại vào thế kỷ XVIII, tấm bia có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46 (1785), sắc phong cổ nhất có niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) và đặc biệt trên kiến trúc ở dĩ (chái) của tòa Trung đường còn một vài con chồng (rường) được chạm khắc có nét tương đồng nghệ thuật trên kiến trúc đền Gióng (Phù Đổng), đình Trân Tảo (Phú Thị) mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII.

Đình Thổ Khối đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Cùng với chùa, đình Thổ Khối tạo thành cụm di tích để mọi người có thể tham quan, tìm hiểu và góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử làng xã Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tháp Thần Nông (Bắc Ninh) được ghép từ hơn 1.000 chiếc cối đá được xác lập kỷ lục châu Á
    Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh vừa đạt kỷ lục châu Á, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài có chiều cao 15m, chia thành 5 tầng bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng.
  • Đinh Liệt – trung thần danh tướng
    Sách Nhân vật chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí ở mục Tướng có tiếng và tài giỏi (viết về “hai người đời Lý, bốn người đời Trần, mười người đời Lê sơ”) đã xếp Đinh Liệt lên đầu danh sách “mười người đời Lê sơ” ấy, và viết những dòng đầu tiên, như sau: “Ông người ở sách Thủy Luân, Lam Sơn. Vốn họ Đinh, được ban họ vua (nên thường gọi là Lê Liệt). Ông là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu, cùng với anh là Lễ, thờ Thái Tổ, bắt đầu ứng vào đội nghĩa binh. Do tình thân ruột thịt nên được hầu gần vua, trải leo trèo núi non, chống đỡ lúc gian nguy, có rất nhiều chiến công”. Nhiều tài liệu nói Đinh Liệt là người Thủy Cối, huyện Lương Giang (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)...
  • Phan Phu Tiên – người mở đường sưu tập thi ca
    Phan Phu Tiên tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, người làng Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Theo một số sách cũ thì vào năm Bính Tý (1396) đời Trần Thuận Tông, ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) và làm việc ở Quốc sử viện và Quốc Tử Giám.
  • Ngô Sĩ Liên – sử gia xuất sắc thời trung đại
    Ngô Sĩ Liên là một danh nhân lịch sử thời Lê sơ, người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức xưa, nay là thôn Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, thủ đô Hà Nội. Các thư tịch xưa còn lại và nhiều công trình khảo cứu của những đời về sau đều ghi nhận ông là tác giả rất lớn để lại cho hậu thế bộ sách quan trọng bậc nhất trong kho tàng tri thức nước Việt ta, là tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư gồm 15 quyển.
  • Trần Lư – ông tổ nghề sơn
    Giữa nội Thành Hà Nội, số nhà 11 phố Hàng Hòm là ngôi đền Hà Vĩ mà dân phố gọi nôm là “đền cụ tổ nghề sơn”.
  • Nguyễn Giản Thanh – sứ thần, thi nhân
    Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?), tự Cự Nguyên, hiệu Phác Hiên, người làng Ông Mặc, tục gọi là làng Me, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Giản Thanh là con trai của Tiến sĩ Nguyễn Giản Liên; nhưng cha mất sớm, ngay từ nhỏ, mặt mũi khôi ngô, hình dung thanh tú. Từ bé, Giản Thanh đã thông minh, ý nhị khác người, có phong tư tài mạo sáng sủa. Tài văn chương ứng đối của ông cũng thật nhanh nhẹn và kỳ lạ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ngắm khung cảnh hoài cổ của Đình làng Thổ Khối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO