Mong muốn tạo dựng thương hiệu nghệ thuật Thủ đô

Hoàng Lân/HNM| 14/11/2018 07:22

Nhạc sĩ trẻ Dương Cầm được Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Hà Nội giao trách nhiệm viết kịch bản và sáng tác phần lớn ca khúc trong những chương trình biểu diễn đậm chất Hà Nội. Gần đây nhất là show diễn “Hà Nội, ngày… tháng… năm - Những thanh xuân rực rỡ”, sẽ công diễn vào ngày 28-11 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.

Đây cũng là vở diễn đoạt giải Vàng tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2018. Với số lượng lớn ca khúc mới sáng tác về Hà Nội, nhạc sĩ Dương Cầm cũng “rinh” giải Nhạc sĩ xuất sắc nhất tại Liên hoan.

Nhân dịp này, HNMO trò truyện với nhạc sĩ trẻ Dương Cầm về những sáng tác mới của anh cũng như ý tưởng xây dựng những chương trình nghệ thuật mang đậm chất Hà Nội.
Mong muốn tạo dựng thương hiệu nghệ thuật Thủ đô
Nhạc sĩ trẻ Dương Cầm.

- Điều gì khiến anh và Nhà hát xây dựng kịch bản chương trình “Hà Nội, ngày… tháng… năm...” như một vở nhạc kịch “broadway” chứ không phải là một show ca nhạc như thường thấy?

- Trước hết là chúng tôi muốn mang đến cho khán giả Thủ Đô một cái gì đó khác lạ. Ai dù sinh ra ở Hà Nội hay dù chỉ lớn lên ở Hà Nội thôi cũng giữ trong mình đầy ắp những kỉ niệm. Đó là kỉ niệm thời ấu thơ, kỉ niệm thời tuổi trẻ, thời những mối tình dang dở, thời của đạn bom khói lửa... của chia ly tiễn biệt. 

“Hà Nội, ngày… tháng… năm...” là những trang nhật kí ghép lại và được kể bằng âm nhạc. Thông qua đó, chúng tôi đưa khán giả về tìm lại mình những ngày tuổi trẻ, thời của những thanh xuân đang rực rỡ. Vở diễn không giống như một chương trình nghệ thuật đơn thuần với những ca khúc được sắp xếp lên hát mà tất cả sáng tác về phần âm nhạc đều có sự kết nối, xuyên suốt, tạo thành mạch kể chuyện. Chương trình giống như thể loại kịch hát, ở đó các nghệ sĩ không chỉ hát mà họ còn biểu diễn kết hợp với múa và diễn xuất.

- Không phải là người sinh ra, lớn lên tại Hà Nội, khi lên kịch bản chương trình và viết các ca khúc cho chương trình đậm chất Hà Nội, anh gặp khó khăn gì?

- Tôi không sinh ra ở Hà Nội nhưng tính đến nay cũng có gần 20 năm học tập và làm việc ở Hà Nội rồi. Với tôi, Hà Nội đã ăn sâu vào từng hơi thở cũng như trong từng suy nghĩ. Giống như nhiều người đã gắn bó với Hà Nội, tôi yêu mảnh đất này theo cách của mình và cũng có những ký ức rất riêng để mỗi lần đi xa luôn muốn nhớ về. Tất nhiên, khi viết về đề tài lịch sử thì tôi luôn có sự nghiên cứu về bối cảnh và thời điểm từ đó giúp tôi đưa ra những dữ kiện chính xác hơn.
Mong muốn tạo dựng thương hiệu nghệ thuật Thủ đô
Cảnh trong chương trình "Hà Nội, ngày... tháng... năm... - Những thanh xuân rực rỡ".

- Với con mắt của người trẻ, lại nhìn Hà Nội bằng con mắt của người từng trải khi trở về ký ức Hà Nội những năm 70. Tại sao anh lại chọn khoảng thời gian này của Hà Nội để xây dựng chương trình?

- Tôi lựa chọn Hà Nội những năm 70 (thế kỷ XX - PV) vì đơn giản nó gần với thế hệ chúng tôi và cũng như là những đối tượng khán giả chúng tôi hướng đến. Một lý do quan trọng nữa đó là thời điểm Hà Nội đang trên đường đổi mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét văn hóa cổ truyền. Đây có thể nói là điểm giao thoa về văn hóa một cách nhuần nhuyễn giữa những giá trị xưa cũ với những cái hiện đại bắt đầu được hội nhập.

Đặc biệt, trong chương trình này chúng tôi có đưa vào 2 sự kiện lớn gắn với lịch sử hào hùng của Hà Nội vào những năm 1970-1972, đó là “Hà Nội 12 ngày đêm” còn được chúng ta biết đến là “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và thời kỳ lớp thanh niên Hà Nội “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”.

Đó là những khoảnh khắc lịch sử không bao giờ quên, những hình ảnh đẹp và hào hùng của quân và dân Hà Nội. Trong chương trình, chúng tôi đã cố gắng khắc họa một phần nào đó những khoảnh khắc lịch sử ấy với thông điệp để khán giả khi xem sẽ không bao giờ quên những trang nhật ký đáng tự hào đó.

- Được biết 80% ca khúc trong chương trình là mới, trong đó có 50% các ca khúc do anh sáng tác, anh mất bao lâu để hoàn thành khối lượng ca khúc lớn đó? Điều anh trăn trở nhất khi thực hiện những ca khúc này là gì?

- Tôi hoàn thành phần âm nhạc cho vở diễn trong khoảng thời gian 3 tháng, với những ý tưởng kịch bản được chuẩn bị từ trước khá lâu. Lợi thế của tôi khi sáng tác là tôi hiểu kịch bản và hiểu diễn viên và các ca sĩ của mình nên thường viết đến đâu là phù hợp với từng người luôn, ít khi phải sửa lại.

Điều tôi trăn trở nhất khi thực hiện vở diễn này là làm sao phải đạt được cả 2 yếu tố nghệ thuật và đại chúng. Khi tham gia hội diễn phải thuyết phục được hội đồng nghệ thuật, hội đồng giám khảo, bạn bè đồng nghiệp, nhưng phần quan trọng hơn là khi vở diễn ra mắt làm thế nào phải chinh phục được số đông khán giả.
Mong muốn tạo dựng thương hiệu nghệ thuật Thủ đô
Chương trình kết hợp cả hát và múa khắc họa câu chuyện Hà Nội những năm 70.

- Trước “Hà Nội, ngày… tháng… năm”, anh và Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long đã xây dựng một vở diễn tương tự “Hà Nội, xưa và nay”. Liệu đây có phải là hướng đi mà Nhà hát muốn hướng tới trong tương lai, nhất là khi Nhà hát chuẩn bị bước sang cơ chế tự chủ theo chủ trương của thành phố Hà Nội?

- Chúng tôi còn muốn nhiều hơn thế nữa, dù trước mắt Nhà hát gặp nhiều khó khăn nhất là bài toán tự chủ nghệ thuật được đặt ra buộc mỗi người phải tư duy, vận động và không ngừng đổi mới sáng tạo để hấp dẫn khán giả. Mục tiêu của Ban lãnh đạo Nhà hát và các nghệ sĩ trong các đoàn đặt ra là, cố gắng mỗi quý phải ra mắt được một sản phẩm nghệ thuật mới, đáp ứng được chất lượng nghệ thuật, hấp dẫn khán giả. Dần dần, chúng tôi sẽ rút ngắn quãng thời gian sản xuất chương trình để tiến tới Nhà hát có riêng 1 địa điểm sáng đèn hằng tuần phục vụ khán giả Thủ đô và khách du lịch đến Hà Nội.

Từ lâu, chúng tôi đã nung nấu việc phải thực hiện một thương hiệu nghệ thuật đậm chất Hà Nội, tạo dựng một địa chỉ văn hóa đáng tin cậy, bảo đảm cả yếu tố nghệ thuật lẫn đáp ứng thị hiếu khán giả. Hiện giờ, chúng tôi đang trên con đường thực hiện ước mơ đó với những sản phẩm đã được hình thành và giới thiệu đến công chúng.

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mong muốn tạo dựng thương hiệu nghệ thuật Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO