Ẩm thực

“Mọc”, món ăn không thể thiếu trong lễ cúng rằm của người Thái miền Tây xứ Nghệ

Tâm Hà 19:50 07/08/2023

Đến ngày 15 tháng 6 âm lịch trong năm, người Thái ở miền Tây xứ Nghệ nhộn nhịp sum họp tổ chức cúng rằm ở ngôi đền tổ tiên và trong mâm cúng không thể thiếu món “Mọc”.

364675683_1039616410550818_8313997951986508879_n.jpg
Nhiều người sum họp về tham gia cúng rằm tháng 6.

Cứ đến ngày 15 tháng 6 âm lịch trong năm những bản làng người dân tộc Thái (xã Yên Khê và xã Chi Khê (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) lại trở nên tấp nập như lễ hội. Bởi nhiều người con đi làm ăn xa đều trở về sum họp cùng những người ở trong bản làng làm thịt gà, lợn, đồ xôi… để làm những món ăn truyền thống tạo nên mâm cơm dâng lên ngôi đền cúng tổ tiên. Những người Thái ở các bản tại xã Yên Khê và Chi Khê gọi là tục cúng rằm tháng 6.

Theo phong tục của người Thái nơi đây, các gia đình thường cúng xong trong nhà mình trước mới kéo đến đền thờ dòng họ. Lễ cúng thường được chuẩn bị từ sớm và “Mâm cúng trong ngày rằm tháng 6 thường có lợn, gà, rượu, trầu cau, nước chè xanh và một món bản địa của người Thái gọi là ‘Mọc’ - ông Lương Mạnh Hùng (trú bản Tờ, xã Yên Khê) cho biết.

Đền thờ của người Thái thường có kết cấu đơn giản với trong cùng là chỗ đặt hương, mâm cúng và phía trước bục để mâm cúng chính, cũng là nơi để các thành viên trong dòng họ làm lễ. Trong lễ cúng đền tổ tiên, thầy mo (thầy cúng – PV) sẽ là người thực hiện nghi thức cúng bái và mỗi gia đình trong nội tộc đặt mâm cúng tổ tiên lên thì thầy mo bắt đầu đọc bài cúng mời ông tổ.

Về cơ bản, thấy mo sẽ cúng nói về người đầu tiên đem con cháu đến lập bản làng và sau đó là những bậc sinh thành của các chi, nhánh, gia đình trong họ... Trong ngày lễ rằm, những người đi lễ thường tụ tập tại đền ăn uống hoặc về nhà trưởng họ sau lễ cúng dự bữa cơm chung.

Theo người dân nơi đây cho biết, “Mọc” được làm từ thịt lợn, gà hoặc cá băm nhỏ rồi đem trộn với những thứ gia vị như sả, ớt, mắm, muối và gạo đã ngâm kỹ rồi đem gói trong lá dong hoặc lá chuối và hấp chín. ““Mọc” là món không thể thiếu trong lễ cúng rằm của một số dòng họ ở địa phương này” - ông Lương mạnh Hùng cho hay.

Còn về mặt tâm linh, người dân tộc Thái ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) gọi không gian thờ cúng tổ tiên của dòng họ là đền thờ và tương tự như đền thờ họ của người Kinh cũng như nhiều các dân tộc khác. Đối với người Thái ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong lại không có đền thờ dòng họ mà chỉ có đền thờ bản.

Việc cúng rằm tháng 6 gắn liền với sự tích xưa của người dân bản làng. “Dòng họ chúng tôi xưa nay luôn giữ tập tục này và không bỏ đi tục cũ cũng không thêm những tục mới. Rằm tháng 6 là dịp để anh em, họ hàng sum vầy bên nhau” - ông Lương Văn Quy (thầy cúng ở bản Tờ, xã Yên Khê) chia sẻ.

Theo giải thích của các cụ cao niên ở xã Yên Khê (huyện Con Cuông), lễ cúng rằm tháng 6 là dịp sum họp gia đình để họ hàng cố kết mối thân tình. Bàn xem đã đến lúc phải bầu trưởng họ hay thay thầy mo hay chưa. Một số dòng họ cũng nhân đây bổ sung thêm nhân khẩu để trưởng họ ghi vào gia phả.

Ông Lê Quốc Hoàng - Người nghiên cứu văn hóa Thái thông tin cho biết, tháng 6 là giữa năm và người Thái cho rằng đây là khoảng thời gian đẹp nhất của năm, đó có thể là nguyên do khiến cộng đồng này chọn cúng vào rằm tháng 6.

365445760_9783077905097726_5786914783197680197_n.jpg
Mọc là món không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày rằm của người Thái.
364545933_5655477951221765_5784118810032941911_n.jpg
Thầy mo cúng rằm tháng 6 tại đền thờ của người Thái.
364545826_1470913537077091_437858721268045016_n.jpg
Mâm cơm cúng được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ để dâng lên tổ tiên.
364497187_1685278101946840_3531598197942431951_n.jpg
Người phụ nữ dân tộc Thái tập trung đến đền thờ của dòng họ.

Ngày nay, nhiều dòng họ người Thái ở các bản vùng cao đã chú trọng việc xây dựng những ngôi đền khang trang và không gian để thờ phụng tổ tiên quy mô to lớn.

Bài liên quan
  • Cá kho chuối xanh - món ăn dân dã thấm đượm vị quê nhà
    Cá kho là món ăn ngon quen thuộc, khoái khẩu với người Việt chúng ta và chuối xanh là hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với những vùng quê thanh bình, dân dã. Sự kết hợp giữa cá kho và chuối xanh cực kì hoàn hảo. Vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà, vừa ngon miệng mang cho gia đình bạn những phút giây thoải mái, vui vẻ trên bàn ăn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
“Mọc”, món ăn không thể thiếu trong lễ cúng rằm của người Thái miền Tây xứ Nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO