Tác giả - tác phẩm

Men của mùa xuân đã rót về

Nhà thơ Nguyễn Thị Minh Thông 07:56 04/04/2024

Nhà thơ Vũ Quần Phương sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1965 và chuyển sang viết văn chuyên nghiệp từ năm 1972. Đến nay ông đã xuất bản 13 tập thơ, 5 tập phê bình văn học và 1 tập văn xuôi. Ở tuổi 85 ông vẫn bền bỉ và giàu sức chiêm nghiệm trên cánh đồng thơ, cánh đồng chữ nghĩa. Mùa thu năm 2023 ông ra mắt bạn đọc tập thơ “Ngỗng trời kêu xa xứ” (NXB Hội Nhà văn).

Đọc tập thơ thứ 13 của ông, tôi giật mình bởi cảm nhận hồn thơ trong ông vẫn tươi trẻ, đầy sức sống nhưng không lẫn đi đâu nét dí dỏm, tinh tế của Vũ Quần Phương. Đâu đó, trong những câu thơ là bầu trời xanh ngắt, là hương bưởi ngõ quê, là nỗi lòng rạo rực của con người trước đất trời, hoa lá của mùa xuân ngay cả khi “ta thì bạc tóc”:

“Tiếng ngỗng trời trở lại hôm nay/ Trời vẫn xanh ngăn ngắt” (Ngỗng trời) và “Hương bưởi làm sang các ngõ quê/ Cỏ gà, cỏ mật xóm đường đê/ Nửa đêm thức giấc nghe trong lá/ Men của mùa xuân đã rót về” (Mùa hoa bưởi). Tràn ngập trong thơ ông là cái nhìn tươi trẻ, khiến phố cổ dọc ngang cũng tựa mỹ nhân: “Có người kẻ chợ tương tư phố/ Đi lạc Hàng Buồm sang Mã Mây/ Buồm... Mây... ờ nhỉ... Ô Quan Chưởng/ Kìa vầng trăng cổ vẫn thơ ngây” (Phố Hàng Buồm).

bia-sach-vu-quan-phuong.jpg

Trong “Ngỗng trời kêu xa xứ” ta cũng gặp vẻ đẹp của thiên nhiên và con người của vùng cao phơi phới, tràn đầy xúc cảm: “Gió xa động cánh rừng xa/ Cành run lá rụng cho hoa ngập ngừng” (Hoa rơi xa lắm). Hay nét thơ mộng mà hùng vĩ của vùng núi cheo leo Hà Giang: “Đường treo trên đỉnh núi/ Núi treo trên đỉnh trời/ Nhìn dưới chân mình sông Nho Quế/ Như mảnh khăn choàng ai đánh rơi” (Mã Pì Lèng).

Tươi trẻ, hồn nhiên, chân thành là “đặc sản” trong “Ngỗng trời kêu xa xứ” nhưng đan cài, ẩn sâu trong đó còn là những trải nghiệm sâu sắc về lẽ sống:

“Nước mắt mặn và chuyện đời cay đắng/ Đã chín dần thành múi ngọt hương bay/ Cam ngọt lại vì người trồng được hái/ Trên lưỡi mình “khổ tận cam lai” (Trong vườn cam Lục Ngạn). Cũng như vậy, dẫu lòng người tươi trẻ, xốn xang trước cây lá của mùa xuân, nhưng bằng độ trải nghiệm và lắng sâu trước cuộc đời, ông cũng cho ta những phút giây sống chậm: “Tôi uống chè hay sen/ Không biết/ Chỉ biết rằng hoa thác/ Thì chè thành hương bay” (Chè sen).

Vũ Quần Phương sinh ra ở Hà Nội, học tập và trưởng thành ở phố thị nhưng quê nội của ông ở Nam Định - mảnh đất lưu dấu các gương mặt tài danh đã thấm vào ông những vẻ đẹp kết tinh nhiều đời. Từ ấy ông suy ngẫm những vững bền và cả những chuyển động, đổi thay thông qua hình ảnh cây tre quen thuộc của làng quê Việt: “Có thể rồi tre thành đặc sản/ sang trọng mời nhau nằm chõng tre” và hơn cả là: “được trông thấy mẹ ngồi bên chõng/ trăng ngả tàu cau xuống ngõ quê” (Chõng tre).

121389752-686277078986342-5663-9676-2018-1696237688.jpg
Nhà thơ Vũ Quần Phương

Phải là người yêu gia đình, đất nước tha thiết mới gọi được những câu chữ giản dị mà cũng nhiều suy tư ấy đến với thơ mình.

Ai trong chúng ta cũng đều trăn trở nhớ nhung một nỗi về nguồn cội. Người thơ ở trong Vũ Quần Phương cũng không là ngoại lệ. Và ông nhìn về nguồn cội qua những thân phận người giản dị: “Người lẫn trong ruộng dâu/ bờ dâu hay sóng hát? /ngoài bến Việt Trì xuôi/ lá dong về ăn Tết/ Có người thuở Lang Liêu/ Cũng về phiên chợ họp” (Nét xuân vùng đất cổ). Đứng trước lăng vua Khải Định, ông ngẫm: “Đứng cạnh các ngài, tôi vững gót làm dân/ đồng lộng gió, lúa đang vào vụ gặt/ bông dâm bụt trong vườn lăng đỏ rực/ gương mặt trầm lầm lụi/ đá còn mê” (Dãy tượng đá trước lăng vua Khải Định).

Dưới ngòi bút của ông, mọi nỗi khổ niềm đau của kiếp người đều được hóa giải bằng sự yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn vô bờ bến: “Chân người xưa gánh cực/ in khắp đường thế gian/ Tôi nhìn bàn chân Phật/ mà thương mẹ vô vàn” (Dấu bàn chân Phật). Ông thương cảm, rung động với những người đã xa, đã xưa và đã khuất: “Cỏ nói lời xanh, cây nói tươi/ chữ đau, giấy nát đã xong rồi/ thương ngôi sao lẻ bên trời biếc/cứ mãi long lanh giọt lệ người” và “Gấp sách mà thương người viết sách/ trang giấy còn run trên ngón tay” (Đọc người xưa).

Tập thơ cũng dành nhiều trang viết về những gương mặt đã đang cùng ông đóng góp, tích cực và đáng kể cho nền văn học nước nhà như Huy Cận, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa. Ông thủ thỉ, tâm tình: “Anh vẽ những gì mắt không thấy/ nhưng lòng anh nhìn ra” (Vẽ), “Thương lượng với tiếng mưa đêm tí tách/ với cánh buồm nhớ sóng, nhớ chân mây/ thương lượng với tàu cau/ ngả bóng xuống cơi trầu vắng mẹ” (Mùa gió cọ trung du)…

Khi tôi viết những dòng này về thơ ông thì mùa xuân đã tràn ngập xóm ngõ, phố phường. Xin mượn câu thơ trong bài “Tháng Chạp mưa bay” của ông để khép lại bài viết này với cảm thức mùa màng tươi mới và hy vọng: “Tháng Chạp mưa bay mặt cổ thành/ Vườn nhà hoa bưởi với hoa chanh/ Hàng cau ôm gió ru năm hết/ Làng tằm ngút ngát lá dâu xanh” .

Bài liên quan
  • Những cuốn sách bồi đắp thêm tình yêu biển đảo
    Với mong muốn bồi dưỡng cho các em tình yêu với biển đảo quê hương, trong tháng 3 này Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản và giới thiệu với độc giả cả nước một số cuốn sách đặc sắc thuộc tủ sách Biển đảo Việt Nam. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của Tổ quốc.
(0) Bình luận
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”
    Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) của cả nước, Nhà Xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử.”
  • Ra mắt sách "Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình" của GS. Bùi Xuân Bào
    Cuốn sách nguyên là luận án thứ hai (phụ) mà tác giả Bùi Xuân Bào đệ trình cùng luận án thứ nhất (chính) để lấy bằng tiến sĩ văn chương quốc gia tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1961.
  • Tái hiện sinh động, toàn diện về chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”. Thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao, cuốn sách đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại - chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Giới thiệu cuốn sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ chín cuốn sách "Điện Biên Phủ", có hiệu chỉnh, bổ sung một số bài viết và tư liệu, sự kiện lịch sử liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của Đại tướng.
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Men của mùa xuân đã rót về
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO