Tác giả - tác phẩm

Tái hiện thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000

Thụy Phương 09/03/2024 15:47

Bốn năm sau khi ra mắt “199 mấy – Hồi ấy làm gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề “Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy”. Nhân dịp ra mắt cuốn sách, sáng 9/3, tại Phố sách Hà Nội NXB Kim Đồng đã tổ chức sự kiện giao lưu cùng tác giả Trang Neko và X.Lan với chủ đề “Trưởng thành từ 199 mấy đến năm 2000”.

Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy tập hợp gần 50 tranh vẽ minh họa của họa sĩ X.Lan, dựa trên lời kể dí dỏm, thú vị của tác giả Trang Neko đã tái hiện lại thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000.

Cuốn sách chia làm 3 phần. Phần I – Lớn rồi, đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên của một đứa trẻ: chuyển cấp. Những cô bé, cậu bé không còn được đưa đi đón về nữa mà bắt đầu tự đạp xe đi học. Con đường đến trường đầy gạch đá thử thách tụi học sinh chẳng khác gì cuộc đua xe địa hình, lại cộng thêm những mùi hương “mặn mòi” từ các đám ruộng ven đường mỗi khi các bác nông dân bón phân cho rau đi học trở thành ấn tượng khó phai thuở ấy. Rồi cả ký ức về những buổi học thêm, về những lần những cửa hàng cho thuê truyện tranh, quán net. Câu chuyện về việc đặt “nickname” Yahoo thật kêu được lưu truyền mãi đến nhiều năm sau sẽ khiến độc giả thích thú và tủm tỉm nhớ lại tên nick đầu đời của mình.

z5232546731198_92edb7994f5a38b2ca68992745d68ed0.jpg
Cuốn sách tái hiện thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000.

Phần II – Những trò hay ho, thời xưa khắc có, là những trò mà có lẽ chỉ những ai đi học thời xưa mới trải qua: tranh nhau đọc những tờ báo quốc dân như Hoa học trò, Mực tím, Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong; sưu tầm, chép lời bài hát; khắc hình trên thước kẻ; chuyền thư ngăn bàn; viết nhật ký truyền tay cùng với những người mình thầm để ý…và cả chuyện tập tành trang điểm…

Phần III – Ngày xưa ra sao, ngày nay vẫn vậy, tác giả ghi lại câu chuyện thú vị mà có lẽ học sinh thời nào cũng trải qua. Ấy là nỗi ám ảnh mỗi lần thầy cô kiểm tra miệng, đội sao đỏ hay cuốn sổ ghi đầu bài hay những buổi họp phụ huynh đầy sóng gió. Và còn cả những nỗi sợ vô hình như, lo sợ khi quên sách vở ở nhà, hoặc bị điểm kém...

z5232527927401_ee1378b39e98c035b0cf9667f3d11a15.jpg
Tác giả Trang Neko và X.Lan giao lưu cùng bạn đọc tại Phố sách Hà Nội sáng 9/3.

Tại buổi giao lưu, nhóm tác giả đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh những kỷ niệm mà mình đã đi qua, cùng hành trình đưa cuốn sách trình làng bạn đọc.

Chia sẻ về cuốn sách này, tác giả Trang Niko bộc bạch, cùng với “199 mấy – hồi ấy làm gì” ra mắt bạn đọc năm 2021, thì “Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy” chính là cỗ máy thời gian thu nhỏ đời thứ 2 mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. “Cuốn sách tập hợp nhiều câu chuyện của thế hệ chúng tôi, chứ không phải câu chuyện cá nhân người viết. Qua cuốn sách nhóm tác giả mong muốn làm sống lại một vài khoảnh khắc, khơi lại quá khứ tươi đẹp mà mỗi người lớn đều từng là học sinh đã trải qua. Để từ đó, chúng ta có thể bao dung, thấu hiểu hơn với những đứa con đang ở độ tuổi học trò, và trở thành một người bạn thực sự với các em”.

z5232553384575_88c9d4057feb61f7c0faf803af08d2c0.jpg
z5232553470424_3f6f997ebd1a8fa18cdb0d8d93ab84a4.jpg
Cùng với lời kể dĩ dỏm của tác giả Trang Neko, cuốn sách còn hấp dẫn bạn đọc bởi những bức minh họa thú vị của họa sĩ X.Lan.

Còn họa sĩ sĩ X.Lan cho biết, chị đã tìm thấy sự đồng điệu trong những trang viết của Trang Neko. “Mỗi bức minh họa trong cuốn sách đều mang niềm hoài cổ, khiến mình nhớ lại một thời đã đi qua. Hi vọng rằng những ai đã trải qua thuở học sinh 2000 hồi ấy khi đọc cuốn sách này sẽ được trở lại với quá khứ của mình, còn với những ai chưa từng trải qua, thì sẽ đây là cơ hội hiểu thêm về quá khứ thế hệ trước, của bố mẹ mình...", họa sĩ X. Lan chia sẻ./.

Bài liên quan
  • Cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc về những khoảnh khắc giao cảm
    Cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc – “Sống” do hai nữ tác giả Hải Anh – một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton – một hoạ sĩ Pháp sáng tác vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng “trình làng” bạn đọc vào tháng 3 này. Cuốn truyện là những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái, nhưng cũng là những giao cảm thế hệ, của quá khứ – hiện tại, của sự kết nối hai nền văn hóa Việt Nam – Pháp.
(0) Bình luận
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”
    Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) của cả nước, Nhà Xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử.”
  • Ra mắt sách "Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình" của GS. Bùi Xuân Bào
    Cuốn sách nguyên là luận án thứ hai (phụ) mà tác giả Bùi Xuân Bào đệ trình cùng luận án thứ nhất (chính) để lấy bằng tiến sĩ văn chương quốc gia tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1961.
  • Tái hiện sinh động, toàn diện về chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”. Thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao, cuốn sách đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại - chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Giới thiệu cuốn sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ chín cuốn sách "Điện Biên Phủ", có hiệu chỉnh, bổ sung một số bài viết và tư liệu, sự kiện lịch sử liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của Đại tướng.
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tái hiện thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO