Chuyển động Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Thoa Phan 05/07/2024 13:01

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó đã đề cập nhiều điều, khoản để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở ngành cụ thể hoá thành các chương trình, đề án, kế hoạch để Luật đi vào thực tiễn, thúc đẩy phát triển cho các làng nghề.

doi-thoai-3.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Linh

Sáng 5/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội.

Hội nghị đối thoại có sự tham gia của hơn 250 đại biểu, đại diện cho các Bộ, ngành Trung ương, Sở, ngành Thành phố; lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã; đại diện làng nghề, hội làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn tiêu biểu và các nghệ nhân...

Những năm gần đây, các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống của Hà Nội luôn có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ lành nghề qua từng sản phẩm. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch văn hóa - nông nghiệp - nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế đa giá trị cho người dân là hướng đi quan trọng của Thành phố trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được; quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất hoạt động tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

u36a0019.jpg
Nghệ nhân làng nghề tơ tằm làng Phùng Xá đang miệt mài làm việc.

Chính vì vậy, mục tiêu của Hội nghị là cung cấp thông tin về tình hình thực hiện và các giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của Thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân đặc biệt là khu vực nông thôn và đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh việc tổ chức hội nghị khẳng định sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo TP Hà Nội đối với sự phát triển của các làng nghề.

“2 năm qua, GRDP của Hà Nội luôn đạt trên 50 tỷ USD, trong đó, doanh thu của các làng nghề chiếm khoảng 1 tỷ USD (bằng 1/50 tổng giá trị sản xuất của Hà Nội), đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn…” - Chủ tịch Trần Sỹ Thanh thông tin.

Nhưng quan trọng hơn, theo Chủ tịch Trần Sỹ Thanh, làng nghề là nơi lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam nói chung, trong đó có những giá trị đã tồn tại hàng nghìn năm.

Thậm chí, sự phát triển của các làng nghề đã giúp mang văn hoá Hà Nội và của Việt Nam ra thế giới, để giao lưu với các nước bạn; qua đó khẳng định: trong bối cảnh nào, Việt Nam cũng là quốc gia có nền văn hoá vô cùng đặc sắc.

Khẳng định phát triển làng nghề là vấn đề có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng, tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng bày tỏ băn khoăn khi kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển làng nghề chưa được như mong muốn.

Thực tế, nhiều sản phẩm làng nghề có chất lượng rất tốt, được chứng nhận OCOP nhưng việc duy trì và phát triển thương hiệu lại chưa được quan tâm. Thậm chí “hàng thủ công mỹ nghệ nhiều sản phẩm lô đầu rất đẹp nhưng lô sau lại làm ẩu, làm mất khách hàng…

Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề; trong đó đã đề cập nhiều điều, khoản để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.

"Những nhóm kiến nghị, đề xuất tại hội nghị không chỉ đơn thuần là kiến nghị mà còn là những gợi ý về giải pháp có tính thực tiễn gửi gắm các cấp, các ngành của thành phố. Hiện nay, thành phố đang tập trung triển khai thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là cơ hội để ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh của thành phố để thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội bền vững”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, lãnh đạo thành phố nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Thời gian tới, thành phố có chính sách thông thoáng hơn để người sản xuất tại làng nghề tiếp cận đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, thị trường thuận lợi hơn.

Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, thành phố luôn đồng hành với doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô; tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện chuyển đổi số trong hệ thống chính quyền và hỗ trợ doanh nghiệp… Các cấp, các ngành của thành phố tiếp tục cùng cộng đồng doanh nghiệp và người dân xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại với hệ giá trị cốt lõi: “Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc”./.

Bài liên quan
  • Cử tri quận Tây Hồ kiến nghị đẩy nhanh các dự án hạ tầng
    Sáng 5/7, tại HĐND-UBND quận Tây Hồ, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đơn vị bầu cử số 5 tổ chức hội nghị tiếp xúc trực tiếp và trực tuyến với cử tri các quận, huyện: Tây Hồ, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO