Văn hóa – Di sản

Lễ cầu mát ở đình Mơ Táo

Bùi Phương Thảo 07:47 18/09/2023

Mơ Táo là một vùng dân cư xưa thuộc đất cổ Mai Động bên dòng sông Kim Ngưu, nay là khu dân cư số 9, số 10 phường Mai Động, quận Hoàng Mai, có truyền thống lâu đời gắn bó với lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

dinh-mo-tao.jpg
Cổng đình Mơ Táo

Hơn 300 năm trước, Mơ Táo có tên là thôn An Việt với quần thể văn hóa tín ngưỡng hoàn chỉnh gồm đình, chùa, đền.

Đình Mơ Táo ở ngõ 139 đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai thờ Thành hoàng làng là Đức thánh Tam Trinh, một danh tướng trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại sự cai trị hà khắc của nhà Đông Hán; ông còn là thầy dạy văn, võ và dạy nghề làm đậu phụ cho dân làng.

Không biết rõ đình Mơ Táo An Việt xây dựng vào thời gian nào nhưng hiện nay đình còn lưu giữ tấm bia niên hiệu Chính Hòa năm thứ 20 (1699) và bộ kiệu bát cống, chạm khắc long ngai còn khá nguyên vẹn và rất đẹp, niên đại khoảng thế kỉ 18.

Ở hai trụ cổng đình từ xa xưa đã ghi đôi câu đối liên quan đến công đức của thánh Tam Trinh:

Thành hoàng tổ nghiệp dân thừa tự

Đô úy triều phong thế vĩnh lưu.

Mỗi năm tại đình có hai lễ lớn, vào ngày mùng 5 Tết - ngày sinh thánh và ngày mùng 10 tháng Hai - ngày hóa thánh. Vào ngày mùng 5 Tết, lễ hội được tổ chức quy mô cho dân làng tham dự; còn ngày mùng 10 tháng Hai chỉ cúng tế chứ không tổ chức hội. Lễ vật ở hai ngày lễ này thường có mâm xôi trắng, thủ lợn luộc bày biện trang trọng, bây giờ làm xôi gà và làm cỗ cho nhân dân trong làng thụ lộc.

Ngoài hai lễ lớn trên, ban quản lý di tích đình Mơ Táo vẫn theo tục làng có từ đời xa xưa mà tổ chức lễ cầu mát vào ngày mồng 1 tháng Tư âm lịch hằng năm. Lễ cầu cho mưa thuận gió hòa và nhân dân qua nạn dịch bệnh thiên tai, phần do làng Mai Động xưa là nơi có rất nhiều dịch bệnh phát sinh. Từ mấy ngày trước, công việc chuẩn bị cũng như thời gian tổ chức ngày lễ đã được thông báo cho tổ dân phố biết để nhân dân sắp xếp công việc tham dự.

Năm nay, lễ cầu mát diễn ra đúng vào đợt nắng nóng nhưng là việc làng nên mọi người trong ban tổ chức buổi lễ đều có mặt đông đủ. Từ sáng sớm, sân đình đã vang lên tiếng nhạc với âm thanh náo nức của lễ hội, các ông trong hội lão làng gồm những người từ 70 tuổi trở lên đã có mặt, khăn áo chỉnh tề. Sau mấy tuần trà nước, chuyện trò, ông Nguyễn Thế Vinh, trưởng hội lão làng đứng dậy, xăng xái đi lại kiểm tra các công việc. Tổ bếp núc do các bà, các cô phụ trách đã lỉnh kỉnh nồi xoong, rau giá… chuẩn bị khai bếp, sắm sửa lễ vật dâng cúng. Ông Nguyễn Thế Bình - Trưởng ban di tích đình Mơ Táo cho biết trong lễ vật cầu mát ngày 1 tháng Tư âm lịch trước đây, nếu có điều kiện thì làng mua một con bê, làm thịt thui vàng để cúng thần, bây giờ sửa mâm cỗ đơn giản hơn nhưng vẫn có món bê và đủ bộ tam sinh.

Vào khoảng giờ Thìn (7 đến 9 giờ sáng), mâm lễ tươm tất đã được chuẩn bị xong gồm mâm xôi trắng đầy đặn và con gà trống với cái mào như một cánh hoa bên trên được bày biện đẹp đẽ, bên cạnh là chai rượu trắng. Trên các ban đã đầy đủ hoa, trái, bánh kẹo, và bát nước thanh… Các vị lão làng chỉnh trang lại bộ áo lễ màu xanh, mũ xanh; chủ tế trong trang phục áo màu tím đỏ in hoa văn và chiếc mũ đỏ khác biệt với các quan viên tế, trịnh trọng bê mâm lễ bước vào hậu cung đình với nét mặt thành kính.

Tiếng trống cái vang lên sau mỗi câu văn tế vọng ra ngoài sân đình như càng làm tăng thêm sự trang nghiêm của buổi lễ.

Sau các tuần tế, ngoài sân làm lễ cúng chúng sinh; ngô, khoai, sắn, gạo bỏng… bày la liệt dành cho các vong hồn lưu lạc.

Lễ tế ở đình Mơ Táo diễn ra gần hai giờ đồng hồ. Sau đó, dân làng sắp lễ vào dâng oản quả hương hoa tưởng niệm công đức vị thành hoàng làng và dự thụ lộc thánh trong không khí hoan hỉ, vui vẻ. Trong mâm cỗ ngày lễ ngoài những món xôi, thịt lợn, thịt gà… thì không thể thiếu đĩa bê tái chanh và đậu phụ rán chấm tương kèm chút rau kinh giới. Đó là hai đặc sản của làng nghề Mai Động mà từ xa xưa được thánh Tam Trinh truyền dạy và hiện nay còn nhiều nhà giữ nghề.

Nói đến đậu phụ ngon là người Hà Nội hay nhắc đến đậu phụ Kẻ Mơ, gốc tích là ở đây, do đậu được làm tại làng Mai Động nhưng làng này vốn thuộc Kẻ Mơ gồm: Hoàng Mai, Thanh Mai, Bạch Mai, Mai Động, Mơ Táo. Để làm được những khuôn đậu phụ thương hiệu đậu mơ những người thợ làng Mơ Táo cũng phải trải qua nhiều công đoạn rất kì công và khéo léo. Việc đãi đậu tương quyết định một nửa thành công của mẻ đậu. Sau khi chọn và sơ chế đậu kĩ càng, lúc chế biến cũng phải thật khéo để lấy được phần cốt đậu đạt tiêu chuẩn thơm ngon, béo ngậy. Chỉ cần nhìn miếng đậu phụ mơ Mai Động có màu trắng mịn, mềm mại, kích thước nhỏ trong lòng bàn tay, bìa đậu phụ không thẳng mà theo kiểu “vuông thành cong góc” là ta đã cảm nhận được sự khác biệt so với những loại đậu phụ khác. Mỗi cánh chế biến đậu phụ mơ mang lại những cảm nhận thú vị về hương vị khác nhau nhưng lại gắn liền với những mâm cơm gia đình, mâm cỗ sang trọng. Món đậu mơ dân dã, phổ biến nhưng vẫn luôn góp phần tạo nên nét đặc sắc của ẩm thực Hà Nội từ lâu nay.

Kỳ lễ cầu mát trong ngày đầu hè ở đình Mơ Táo có ý nghĩa thật tích cực, tăng thêm sự gắn kết cộng đồng và cùng lưu giữ, duy trì một cổ tục. Làng xưa đã lên phố từ lâu rồi, nhưng dù sau này dẫu làng có thay đổi thế nào thì mọi người vẫn tin rằng lễ cầu mát tháng Tư mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc vẫn được các thế hệ người dân nơi đây trân trọng giữ gìn./.

Bài liên quan
  • Kỳ 2 và hết: Gìn giữ hát múa Ải Lao lắm nỗi gian nan
    Năm 2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ghi danh hát múa Ải Lao phường Phúc Lợi (quận Long Biên, TP. Hà Nội) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này mở ra cơ hội bảo tồn, phát triển, làm đậm hơn bản sắc hát múa Ải Lao. Nhưng thực tế việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị hát múa Ải Lao còn lắm nỗi gian nan…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
  • Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.
Lễ cầu mát ở đình Mơ Táo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO