Văn hóa – Di sản

Hợp tác quảng bá, truyền thông quốc tế Di sản Văn hóa Huế

Hà Oai 06:34 30/12/2023

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Global Book Corporation ký kết hợp tác truyền thông quốc tế quảng bá Di sản Văn hóa Huế.

z4589605855695_40821a38d6c33ec71e6eb9910599563e.jpg
Đại nội Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Ngày 29/12, tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (số 23 Tống Duy Tân, TP Huế) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng đại diện Global Book Corporation ký kết ghi nhớ hợp tác truyền thông quốc tế quảng bá di sản văn hóa Huế, Thành phố Di sản, Thành phố Festival Huế năm 2024.

Thừa Thiên – Huế được mệnh danh là xứ sở của di sản với 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) và 2 di sản chung với các địa phương khác là Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017).

Theo bản ghi nhớ hợp tác, hai bên sẽ phối hợp quảng bá di sản văn hóa Huế, Thành phố Di sản, Thành phố Festival Huế năm 2024 trên cơ sở khai thác thế mạnh riêng của Huế để thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển Huế thành Thành phố Festival, trung tâm lễ hội của khu vực và thế giới dựa trên thế mạnh di sản, văn hóa của Huế. Đồng thời, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Global Book Corporation trân trọng kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ từ quý đơn vị/doanh nghiệp và người dân địa phương cùng chung tay lan tỏa để chiến dịch truyền thông quốc tế Di sản Văn hóa Huế được diễn ra thành công tốt đẹp.

414692306_876549367808543_7424803725029962804_n.jpg
Ký kết ghi nhớ hợp tác truyền thông quốc tế quảng bá Di sản Văn hóa Huế (ảnh: TTBT Di tích Cố đô Huế).

Chiến dịch quảng bá quốc tế Di sản văn hóa Huế có mục tiêu là thị trường Châu Á –Thái Bình Dương và khách hàng là du khách quốc tế và nhà đầu tư quốc tế tiềm năng với nội dung truyền thông là 2 bài báo truyền thông quốc tế trên tờ The Straits Times và tờ South China Morning Post cùng 184 suất chiếu quảng bá trên đài truyền hình quốc tế BBC NEWS từ 1/2/2024 - 30/4/2024. Cụ thể, đưa hình ảnh Di sản Huế và nhà tài trợ ra thị trường thế giới thông qua đài Truyền hình Hoàng Gia Anh BBC NEWS (truyền thông lớn và uy tín của thế giới với hơn 100 năm, 450 triệu hộ xem kênh tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ). Hình ảnh Di sản Huế và nhà tài trợ tiếp cận độc giả châu Á thông qua tờ South China Morning Post (tờ báo lâu đời nổi tiếng nhất của Hồng Kông với 120 năm), Di sản Huế và nhà tài trợ tiếp tục xuất hiện trên truyền thông của Singapore (tờ The Straits Times đang có 26 triệu độc giả hàng tháng, trong đó, 74% người xem là cấp lãnh đạo thuộc giới đầu tư, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực châu Á).

Thông qua các kênh truyền thông quốc tế, Di sản Huế và nhà tài trợ sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, tăng khả năng nhận diện thương hiệu của tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quốc gia, thu hút sự chú ý của khách du lịch và bạn bè quốc tế biết đến các đặc điểm, thông điệp của Thành phố Di sản, Thành phố Festival Huế.

Global Book Corporation là đại diện chính thức của các tập đoàn truyền thông quốc tế hàng đầu thế giới tại Việt Nam như The Economist, CNBC, Nikkei, Nikkei Asia, Nikkei BP, The Wall Street Journal, The Washington Post, BBC, Smart Expo, Caixin, Vice Media, Art 4d, Network 18, Business Traveller, The New York Times, South China Morning Post, Singapore Press Holding, Reuters, Ashu Research, Aviation Week. Có hơn 16 năm kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu ra thị trường quốc tế để nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút các khách hàng, đối tác, nhà đầu tư quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác quảng bá, truyền thông quốc tế Di sản Văn hóa Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO