Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội, xao xuyến mùa hoa bưởi

Nguyễn Đại Duẩn 16/03/2024 09:38

Sống tha hương đã mấy chục năm, nay tôi mới có dịp trở lại Hà Nội ăn Tết. Căn nhà xưa bố mẹ tôi để lại cho bà dì ở, nay tường đã rêu phong, sơn đã loang lổ nhưng căn nhà được bà dì sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Nhà tôi ở ngoại thành Hà Nội, đất bãi ven sông Hồng được bồi đắp phù sa màu mỡ nên bố tôi trồng hơn chục cây bưởi. Do nay mở đường nên chặt bỏ, còn sót lại một cây to gần bằng thùng sơn. Năm nay thời tiết thuận lợi nên cây trổ hoa sớm. Mọi năm đến cuối tháng Một âm lịch cây mới trổ hoa và kết thúc khoảng đầu tháng Ba.

173143-19.jpg
Nhìn những chùm hoa bưởi cánh trắng tinh khôi, bông non xen bông đã xòe cánh, hương gửi gió bay xa làm tôi rưng rưng nhớ mẹ... (ảnh: internet)

Tôi ra vườn. Phía trên cây những búp hoa non chen lẫn những búp hoa đang nở bung, trải một màu trắng xóa. Một mùi thơm tinh khiết, dịu nhẹ thoang thoảng trong gió xuân. Những cánh hoa mỏng manh rung rinh như đang chào đón chủ nhà sau bao năm xa cách trở về. Tôi hái một cành hoa đẹp nhất đưa vào cắm lên bàn thờ cùng với ít hoa quả dâng hương bố mẹ. Trước ngọn khói hương vấn vít lòng tôi rưng rức. Cũng chính từ những nụ hoa này qua bàn tay mẹ đã thành món trà ướp hương cho bố nhâm nhi mỗi tối; cũng chính những cánh hoa này làm nên những bát chè bưởi, để chúng tôi được lớn lên, học hành.

Cô bạn gái năm xưa nghe tôi về cất bước sang chơi. Vậy mà đã mấy chục năm đi qua, giờ đã thành bà của mấy đứa cháu nội, ngoại. Chúng tôi lặng nhìn nhau giây lát rồi cất tiếng chào. Cô bạn gái năm xưa vẫn còn thẹn thuồng trao tôi gói quà. Đó là chiếc khăn mùi xoa gói chùm bông bưởi khô. Tôi ngạc nhiên nhìn trân "bà bạn gái". "Bà bạn gái" nhìn tôi với ánh nhìn dịu dàng giải thích. Món quà này của anh đã tặng em ngày lên đường đánh Mỹ, anh quên rồi sao?

Tôi lặng yên nhìn kỷ vật trên tay, xao xuyến nhớ về một thời xuân xanh đầy kỷ niệm. Hồi ấy tôi thường hái hoa bưởi để mẹ nấu chè bán. Mẹ dùng đậu, hạt sen, ít nếp nấu lên thành chè. Sau đó cho thêm ít nước hoa bưởi vào thế là thành chè bưởi. Chè bưởi thơm ngon. Nếu đã ăn một lần là nhớ mãi. Nhà tôi cạnh đường cái, lại gần nhà máy cơ khí nên khách cũng đông. Ngoài việc dùng hoa bưởi nấu chè mẹ còn phơi khô ướp trà cho bố. Vậy nên tôi mới có bài thơ "Mùa hoa bưởi" trong đó có câu: "...Ướp ấm trà thơm bố nhâm nhi mỗi tối/ Bên nồi khoai hương bưởi cứ vương vương...". Ngày tôi lên đường nhập ngũ, tôi lấy mấy bông bưởi mẹ phơi khô gói vào chiếc khăn mùi xoa tặng người bạn gái. Khác với bài thơ "Hương thầm" của Phan Thị Thanh Nhàn, bài thơ nói về cô gái đã tặng chùm hoa bưởi gói trong chiếc khăn tay cho anh bạn "học cùng một lớp" lúc lên đường đánh giặc, còn tôi thì ngược lại.

Tình yêu của chúng tôi ngày một được nhân lên theo những mùa hoa bưởi. Những kỷ niệm tình yêu được tôi mang theo cùng hương hoa bưởi đi suốt dặm dài đường Trường Sơn đánh Mỹ; để những cánh hoa tôi tặng, người bạn gái ôm ấp sự thương thầm nhớ trộm, chắp cánh cho tình yêu chúng tôi những lời hẹn thề.

Hết chiến tranh tôi chưa kịp trở về. Tôi bị thương nặng trong một trận chiến làm tôi lạc đơn vị. Bố mẹ tôi cạn nước mắt khi hay tin tôi đã hy sinh. Cô bạn gái người yêu gạt nước mắt buồn đau cất bước theo chồng. Vậy mà đã mấy mươi năm dằng dặc trôi qua. Bố mẹ đã thành thiên cổ, người yêu đã thành bà nội, ngoại. Mái tóc thoảng thơm hương bưởi ngày nào giờ sợi đen ít hơn sợi bạc.

img_6567.jpeg

Thời tôi đang còn thanh niên, những hôm đi hái hoa bưởi tôi thường lén nhìn sang nhà hàng xóm. Cô bạn láng giềng có mái tóc dài óng ả với khuôn mặt trái xoan cứ rạo rực lòng tôi. Tôi thường ném sang cho cô bạn một chùm hoa bưởi để gội đầu. Ánh mắt dịu hiền của em nhìn tôi cảm ơn. Mỗi lần như thế tôi cứ mơ màng như mình đang được hôn lên mái tóc thơm mùi hoa bưởi. Những hôm rảnh rỗi, cô bạn gái sang giúp mẹ tôi nấu chè, mùi hương bưởi trên mái tóc quyện với mùi con gái ngây ngất như đang quyến rũ lòng tôi với những cảm xúc xao xuyến.

Ngày tôi lên đường tòng quân, dưới gốc bưởi hai chúng tôi không biết nói gì. Yên lặng đến nỗi nghe cả tiếng mở của những cánh hoa, nghe được cả hương thơm rạo rực. Chỉ nghe tiếng con tim đập gấp. Trao kỷ niệm cho người yêu bằng cánh hoa bưởi khô gói trong chiếc khăn mùi xoa như lời thầm thì của tình yêu đã gói trọn cho nhau trong lòng. Tuy ban đêm nhưng ánh điện nhạt nhòa cũng đủ cho hai đứa cảm nhận được mùi vị chứa chan nồng cháy tình yêu dưới gốc bưởi đầy hoa. Tay tôi nắm lấy hai bàn tay người bạn gái mà lòng nghẹn lại không biết nói điều gì. Rồi như có ai thúc giục cũng thốt lên lời nồng cháy. Anh yêu em. Cô bạn gái gỡ tay tôi rồi bất ngờ hôn lên má, miệng ấp úng. Em mãi chờ anh rồi vụt chạy đi như sợ ai nhìn thấy. Tôi sững sờ giây lát như đang nằm mơ, rồi đưa tay sờ lên má, như còn đó nụ hôn ngọt ngào. Tôi ngước lên cây bưởi, những chùm hoa như cũng đang rạo rực làm nhân chứng của tình yêu của chúng tôi. Ngày xưa chúng tôi yêu nhau chỉ đơn sơ vậy thôi, nhưng sâu lắng, thủy chung. Lúc đó hồn thơ ở đâu hiện về, tôi bỗng thốt lên mấy vần thơ:

"Ngan ngát hương thơm, thanh khiết khiêm nhường
Bung nụ giữa trời xuân khoe sắc
Trong trắng, tinh khôi, chân chất, mộc mac
Đung đưa nhị vàng thao thiết tình xuân".

Tôi trở lại Hà Nội trong những ngày xuân đẹp trời. Hà Nội khác xưa nhiều lắm. Những gốc phố, những con đường, những hàng cây như đang chuyển mình cùng năm tháng. Những công trình kiến trúc lộng lẫy, khang trang tô điểm thêm cho mảnh đất "ngàn năm văn hiến". Là nơi trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của đất nước; là thủ đô yêu quí của mọi người, nơi đây đã làm rạng danh với bao chiến công oai hùng thắng Mỹ trên bầu trời thủ đô; nơi đây để lại trong tôi bao kỷ niệm của một thời tuổi trẻ. Mặc dù Hà Nội có khác xưa bao nhiêu chăng nữa, nhưng nét ăn ở, lối sống người Hà Nội vẫn không thể mất đi những nét văn hóa tốt đẹp ngàn năm.

Đứng ngắm nhìn các bà, các chị gánh những gánh hoa bưởi về chợ Đồng Xuân, lòng tôi khao khát trẻ lại, để được cùng cô bạn gái dưới gốc bưởi hẹn thề. Nhìn những chùm hoa bưởi cánh trắng tinh khôi, bông non xen bông đã xòe cánh, hương gửi gió bay xa làm tôi rưng rưng nhớ mẹ. Nhớ những bát chè bưởi, với sự cần mẫn của mẹ đã cho chúng tôi một cuộc sống đầy ý nghĩa này. Tôi cảm ơn "bà bạn gái" của tôi đã đưa tôi về với miền ký ức tươi đẹp. Và một điều không thể không nhắc đến "mùi đầm ấm thanh tao" của hương bưởi ngày xưa, hương của tình yêu tha thiết.

Mai ngày xa thành phố Hà Nội thân yêu tôi sẽ mang theo chút hương bưởi vào nơi tôi đang sinh sống để cảm nhận được rằng, dù ở đâu Hà Nội luôn ở trong trái tim tôi. Thật như:

"Người đi xa xao xuyến quê hương
Nhớ tháng Giêng nhớ mùa hoa bưởi
Nhớ ngõ quê đượm màu hoa trắng lối
Gợi nhớ thương mùa hoa bưởi... lại về!"./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Đại Duẩn. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Ô Diên, thành cũ người xưa
    Một ngày cuối năm, từng chùm nắng mùa vàng như tơ óng ánh tỏa xuống mặt đất làm cho màn sương khói mờ ảo của đợt gió lạnh tăng cường tan biến, khiến cho vùng quê ngoại thành Hà Nội trở nên căng tràn nhựa sống. Màu nắng hanh hao chảy dài trên những vòm cây xanh biếc, ruộm vàng những góc tường, vắt ngang những mái ngói thâm nâu, nhảy nhót tung tăng cùng những làn gió thoảng trên cánh đồng hoa cúc vàng mênh mang làm cho chúng tôi quên đi cái lạnh khô se sắt đang nứt nẻ thịt da để tìm về quê hương của Tô Hiến Thành, quan đại thần phụ chính nhà Lý và thăm thú, tìm hiểu, vãng cảnh miền đất một thời từng là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân với tên gọi là thành Ô Diên.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội, xao xuyến mùa hoa bưởi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO