Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội đâu phải để "tạm thương"

Hòa Lương 08/03/2024 10:37

Có những người chỉ thương nhau trong một thời ngắn ngủi nhưng vấn vương là thứ cả đời mang theo. Có con đường ngắn ngủi giữa lòng Thủ đô mang tên ngõ Tạm Thương mà lòng người một lần ghé qua đã biết không chỉ là thương tạm.

180122241_1386709961688098_860851861064309419_n.jpg
Hà Nội có một con ngõ mang tên Tạm Thương

"Hà Nội, những ngày cuối năm…

Gấp lại cuốn sách vừa đọc xong, mình ngồi bên cửa sổ, mải mê nhìn xuống đường phố. Mùa đông dường như đã chiếm lĩnh cả không gian, trên vòm lá đỏ ối của cây bàng già dưới ngõ, sà vào cốc cà phê đang uống dở trên bàn. Tiết trời hanh hao và lành lạnh này khiến trong lòng mình có chút bâng khuâng." (*)

Tôi đọc những con chữ của một người bạn văn mà nhớ nhung Hà Nội khôn cùng. Dấu yêu của tôi! Tôi thường luôn thu xếp về Hà Nội đều đặn mỗi năm, từ năm nay đã bắt đầu tính cho năm tới, năm nào cũng vậy. Dù rằng Hà Nội không phải cố xứ, không có người thân và cũng không mấy khi có công việc gì quan trọng để tôi bắt buộc phải lên một chuyến bay sau mấy giờ chạy xe máy đến Sài Gòn cả. Đơn giản là tôi muốn tìm về Hà Nội, về nơi tôi nương náu lòng mình, về để nghe bình yên lắng lại. Tôi sẽ khoan khoái tận hưởng chút hơi đông len vào xống áo. Ngay cả giây phút đứng giữa lòng Hà Nội, nỗi nhớ trong tôi vẫn không mấy nguôi ngoai. Nỗi nhớ khắc khoải theo tháng năm cuộn lại, lăn vào lòng tôi tựa cuộn len rối. Và dù viết bao nhiêu câu từ về Thủ đô vẫn khó lấp đầy trong tôi nỗi trống vắng của những ngày từng xa.

Phải chăng tôi sợ hãi trước những tàn phai? Sợ ngày mai sẽ phải nói lời từ biệt? Phải chăng tôi luyến tiếc những vấn vương còn sót lại? Như thói quen của kẻ nghèo dè sẻn từng chút nhớ để nuôi hồn mình sau mỗi đận chông chênh.

Tôi đã tưởng tượng cô bạn mình ngồi bên cửa sổ với trang sách đọc dở, ly cà phê uống dở, mùa đông lưng chừng nửa. Cô sẽ bâng khuâng vì mùa đông ngoài khung cửa, tôi chùng chình nghe gió lạnh về giữa trang văn. Người ta đâu cần tận mắt ngắm nhìn mới thấy trọn vẻ đẹp của một ngày đông giá. Đâu cần tận tai lắng nghe mới tường tận thanh âm của phố xá ồn ào. Đông Hà Nội hiển hiện trong tôi bằng thứ tình yêu không cầu kỳ tô vẽ, bằng nỗi nhớ không đếm được theo giờ.

Đôi khi, tôi nghĩ tới chuyện chuyển về Hà Nội để sống. Tôi sẽ không còn là người đứng bên ngoài để nhìn vào một thành phố trong quả cầu pha lê. Tôi sẽ thấy Hà Nội cựa quậy đổi thay theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Cái rét ngọt hồng lên cánh đào xuân phơn phớt, cái nắng chang chang vườn sen hạ đưa hương, hoa cúc dịu dàng vàng nắng thu sắc lịm và mùa đông gõ cửa cùng lời thì thầm của gió bấc sương sa. Thế rồi tôi lại sợ…, sợ gần quá hóa hư không. Biết đâu tôi mê mẩn Hà Nội vì sống ở phương xa. Biết đâu khi trở thành một phần của Hà Nội, tôi sẽ lại thấy Hà Nội với những vết xước không thể nào giấu được. Tôi chối từ, tôi trốn chạy, để giữ nguyên trong tôi một Hà Nội vừa đủ để ru niềm yêu mãi.

Tôi vẫn thường nhớ về mùa rét cuối tháng ba. Rét trở lại cho nàng Bân đan áo, cho người ta bịn rịn thêm ít ngày nữa trước khi chính thức cất tấm chăn bông dày sụ để đón nắng hè gay gắt. Sân bay Nội Bài hai năm trước, tôi bước xuống cầu thang di động với váy xẻ tà và đôi xăng đan cao gót. Gió lạnh quật vào mặt, tôi chới với đôi chút. Mưa lâm râm ẩm lên vạt áo. Bầu trời ảm đạm, nước tù đọng lại. Tôi bối rối vì thời tiết chuyển biến rất nhanh chỉ sau hai giờ. Từ Sài Gòn nắng khô, ngột ngạt tới Hà Nội mưa lạnh, ẩm ướt. Nhưng khi hít thở không khí của Thủ đô, tôi đã thấy an tâm như đứa trẻ con trở về bên mẹ.

Chúng tôi đi từ vùng ngoại ô, qua vài ba cây cầu rồi dừng chân ở một địa điểm giữa lòng phố. Quang cảnh biến đổi nhiều dọc theo bánh xe quay. Hoa sưa trắng mong manh nằm run trong mưa lạnh. Những cánh hoa sưa li ti, trắng nhạt rơi xao xác. Tôi ngồi trên xe, lơ đãng ngắm phố phường trôi vùn vụt trước mắt. Hà Nội đây, tôi hít cho căng đầy lồng ngực.

Tôi nào có bệnh tình gì đâu thế mà mỗi lần xa Hà Nội quá lâu vẫn thấy tim mình nhoi nhói. Tôi như quả bóng mất dần khí heli qua một lỗ thủng kim bé tẹo. Ngày qua ngày, vơi dần, vơi. Phải tới khi đặt chân lên địa phận thành phố quen mới thấy mình được bơm đầy hứng khởi. Lồng phổi phập phồng không chỉ bởi oxy. Tôi thấy mình hồ hởi, cũng thấy mình trầm yên. Muộn phiền, âu lo, hôm qua hay mai này, tất thảy hóa hư vô. Tôi chỉ muốn được hòa vào với phút giây hiện tại, được tan trong lòng phố.

Hà Nội đâu nào chỉ bình yên. Hà Nội càng không thuần cổ điển. Nhưng giữa xô bồ, giữa phức tạp, tôi vẫn tìm được vô vàn những góc phố xôn xao. Giữa âm thanh ồn ào vẫn nghe được tiếng rao hàng từ ngày cũ. Mái nhà rêu phủ, hàng cổ thụ lặng im, những góc đường quen, cuốc xích lô êm đềm. Hà Nội luôn là bản giao hưởng tôi chẳng thể gọi tên.

Duy ngõ Tạm Thương thôi cũng đủ giữ lòng tôi neo lại mãi. Là Tạm Thương nhưng ai đâu nào thương tạm.

"Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương

Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm

Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm

Thương một đời đâu phải tạm thương."

Có đôi khi trong giấc mộng riêng mình, trong tỉnh say thổn thức, tôi cũng hỏi cùng một câu với thi sĩ Chế Lan Viên. Thương trọn một đời người sao nỡ gọi Tạm Thương? Tôi trót thương một con đường mà đem lòng yêu phố, trót thương một con người mà nhớ hoài Thủ đô. Người xưa như làn khói, thương Hà Nội vẫn đây. Bởi ngõ thì Tạm Thương mà lòng này có đâu nào thương tạm./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoà Lương. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Ga Long Biên, một phần hồn của người Hà Nội
    Không hiểu sao mỗi khi mệt mỏi nhất, chênh vênh nhất, tôi lại muốn về Hà Nội... Ở góc phố gần ga Long Biên, tôi mua một căn hộ nhỏ, nhỏ lắm, nhưng có một khoảng không gian xanh mướt mát, một ô cửa sổ mở rộng hai cánh, đủ để đón gió sông Hồng và nghe tiếng đoàn tàu vào ga xình xịch...
(0) Bình luận
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Khi viết về Hà Nội…
    Khi viết về Hà Nội, người ta không viết, người ta cảm nhận. Khi viết về Hà Nội, chữ Hà Nội nghe thật thân thương và trìu mến, như bầu không khí quanh ta, như cơn mưa thất thường mùa hạ, như mẹ, như cha và như tất cả.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
  • Hương đêm Hà Nội
    Đó là một buổi chiều tháng Mười đầy ấn tượng, theo yêu cầu của Thương - người bạn thân của tôi, đang sống xa quê, tôi quay tặng cô ấy, một đoạn video ghi hình ảnh cây hoa sữa cổ thụ “của riêng bạn” đang bời bời trổ bông và lịm ngọt hương say.
  • Hà Nội dấu ấn trong lòng tôi
    Với một người lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô Hà Nội là những khu phố cổ kính, trầm mặc rêu phong, là những con đường nhỏ nhỏ xuôi ngược dòng người, những ánh đèn lung linh về đêm… Tôi vội vàng hòa vào dòng người để khám phá vẻ đẹp của thành phố được mệnh danh là “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “trái tim của cả nước”.
  • Nương theo hương lụa
    Nếu ai từng đặt chân đến làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) hẳn sẽ được đắm mình trong những thớ vải, vóc lụa đẹp đến nao lòng. Chẳng thế mà lụa nơi đây từng được người Pháp ca ngợi là “Đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”, là thứ sản vật tiến Vua quý giá. Xuân về, trong cảnh sắc giao hòa của đất, của người tôi như thấy được những sắc lụa bừng sáng, hương lụa nghìn năm như ngọn gió lành ngan ngát bay xa.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hà Nội đâu phải để "tạm thương"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO