Kiến trúc - Quy hoạch

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): “Đánh thức” không gian ngầm Hà Nội

Trung Kiên 28/05/2024 07:27

Quản lý, sử dụng không gian ngầm là một nội dung mới của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), với những phương án cụ thể nhằm đưa Hà Nội đi đúng và trúng quan điểm của Trung ương đặt ra, đó là phát triển Thủ đô Hà Nội: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, “Thành phố Sáng tạo”...

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, nhận định, phát triển không gian ngầm đô thị có vai trò rất lớn nhằm giảm thiểu áp lực hạ tầng, sự quá tải trong khu vực đô thị trung tâm. Đối với Hà Nội, Thủ đô có nhiều thuận lợi, đặc biệt là đô thị đầu tiên trong cả nước phê duyệt “Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 15/3/2022).

ham-levanluong.jpg
Hầm chui Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội). Đây là công trình giao thông ngầm góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc tại khu vực đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Vành đai 3.

Mặc dù vậy, thực tế chứng minh, Hà Nội chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế để phát triển không gian ngầm nhằm chia sẻ “gánh nặng” với hạ tầng mặt đất do nhiều yếu tố. Trong đó nổi bật là điều kiện dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch còn thiếu; thể chế, chính sách, pháp luật về khai thác phát triển không gian ngầm, bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch chưa đầy đủ; thiếu các hướng dẫn, quy định, tiêu chuẩn quy hoạch không gian ngầm, các quy định sở, ban ngành liên quan...

Chiều ngày 28/5/2024 tại Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội Khóa XV sẽ thảo luận ở Hội trường về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu. Tại Kỳ họp này trên cơ sở Dự thảo Luật (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung theo góp ý của Đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xác định việc quy hoạch không gian ngầm có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng không gian, đáp ứng các nhu cầu công năng của Thành phố trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã xây dựng Điều khoản về “Quản lý, sử dụng không gian ngầm” (Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô) với các nội dung về phát triển, khai thác không gian ngầm thể hiện tầm nhìn mới nhằm cụ thể hóa mục tiêu, định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về “Quản lý, sử dụng không gian ngầm” quy định việc quản lý, sử dụng không gian ngầm đô thị phải tuân theo các nguyên tắc: Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo, thủy văn; Bảo đảm quốc phòng, an ninh; phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh; bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan môi trường, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Việc xây dựng công trình ngầm phải thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; Trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra 2 phương án về quản lý, sử dụng không gian ngầm:

Phương án 1: Không gian ngầm phải được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội chỉ được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15 mét vào lòng đất. Việc sử dụng lòng đất ngoài giới hạn độ sâu 15 mét phải được cấp phép phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng lòng đất ngoài giới hạn độ sâu 15 mét để xây dựng công trình ngầm đô thị (bao gồm cả phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất) phải trả tiền sử dụng không gian ngầm. Trường hợp xây dựng công trình ngầm đô thị không nhằm mục đích kinh doanh thì được xem xét miễn, giảm tiền sử dụng không gian ngầm.

Phương án 2: Không gian ngầm phải được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ. Việc sử dụng lòng đất ngoài giới hạn độ sâu do Chính phủ quy định phải được cấp phép phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về không gian ngầm đang quy định không giới hạn trong phạm vi xây dựng công trình. Điều đó có nghĩa khu nhà này, không gian ngầm có thể mở rộng ra xung quanh mà không bị giới hạn, từ đó sẽ tạo thành những “thành phố ngầm” trong lòng thành phố. GS.TS Hoàng Văn Cường rất kỳ vọng vào việc khai thác không gian ngầm của Thủ đô trong tương lai.

GS.TS Hoàng Văn Cường (Đại biểu Quốc hội đoàn Thành phố Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kì 2024 - 2029

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng lòng đất ngoài giới hạn độ sâu do Chính phủ quy định để xây dựng công trình ngầm đô thị (bao gồm cả phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất) phải trả tiền sử dụng không gian ngầm. Trường hợp xây dựng công trình ngầm đô thị không nhằm mục đích kinh doanh thì được xem xét miễn, giảm tiền sử dụng không gian ngầm.

Cả 2 phương án trên, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép sử dụng lòng đất, thu tiền sử dụng không gian ngầm quy định tại khoản này. Đồng thời, Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư xây dựng công trình trong không gian ngầm dùng chung hoặc không gian ngầm khu vực giao thông công cộng (TOD) căn cứ vào quy hoạch chi tiết. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) thể hiện sự phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội khi UBND Thành phố ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng.

Nhìn từ thực tế, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với phương án quản lý, sử dụng không gian ngầm nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho Thành phố Hà Nội trong việc chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm hiệu quả, đồng thời minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất và triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Những phương án này rõ ràng đã “đánh thức” không gian ngầm Hà Nội để phát triển Thủ đô ngày một hiện đại, ngang tầm với các Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới./.

Quyết định số 913/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 15/3/2022 về việc Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm – Thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000, đây là cơ sở quan trọng cho Hà Nội triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu không gian xây dựng ngầm đô thị, lập quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm cho các khu vực đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng ngầm trong khu vực đô thị trung tâm Thành phố.

Theo Quyết định số 913/QĐ-UBND, khu phố cổ Hà Nội sẽ hạn chế tối đa việc xây dựng công trình ngầm. Các hoạt động xây dựng, khai thác không gian ngầm sẽ bị cấm tại Khu vực bảo vệ I các công trình, khu vực được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở đô thị trung tâm, gồm: Hoàng thành Thăng Long; Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Khu Cổ Loa; Khu đền Hai Bà Trưng; Khu hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn.

Bài liên quan
  • Sáng rõ tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhấn mạnh quy định “xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân Thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ta để lại gì trong tâm khảm nhân dân
    Nhà báo, nhà văn - Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung (1930 - 2016) trong cuốn “Văn nghệ sĩ Liên khu 5 - Lý tưởng, nhân cách, sáng tạo” khi viết về chân dung những người làm báo, viết văn, quay phim, chụp ảnh nơi chiến trường dằng dặc đạn bom từng chia sẻ: “Trong chiến tranh, người chụp ảnh và người quay phim có khát khao như lửa táp, ấy là chụp được, quay được chính diện gương mặt của người chiến sĩ cầm súng đang xung phong”, nhưng họ “mãi mãi không bao giờ đạt được khát khao đó”…
  • Phóng viên ảnh đầu tiên của báo chí Cách mạng Việt Nam
    Trong giới nhiếp ảnh, không mấy ai được may mắn như Nguyễn Bá Khoản, sớm giác ngộ cách mạng lại có cơ hội chụp ảnh cho báo Tin tức - Cơ quan Mặt trận Dân chủ từ những năm 1937 - 1938, tiếp đó ông làm việc cho báo Cứu quốc (1942 - 1946).
  • Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
    Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.
  • Báo chí góp phần xây dựng huyện Sóc Sơn ngày càng văn minh, hiện đại
    Ngày 20/6, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), UBND huyện Sóc Sơn tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí; thông tin kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
  • Trọn vẹn tinh thần nhà báo - chiến sĩ
    Trong thời kỳ kháng chiến, hàng nghìn thanh niên nam nữ làm công tác báo chí đã đi vào chiến trường với cây súng trên vai, cây bút trong tay. Hàng trăm người đã ngã xuống trên khắp các chiến trường, trong đó nhiều nhà báo đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Và mỗi một cuộc đời ngã xuống vì sự tồn vong của dân tộc là một câu chuyện riêng không thể gói gọn trong đôi lời.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
  • Cháy đến giọt cuối cùng
    Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Cổ vật quý hiếm tượng đồng Nữ thần Durga đã về Việt Nam
    Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 20-6 cho biết, tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.
  • Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô 2024
    “Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô” lần này có sự tham dự của gần 400 diễn viên là cán bộ chiến sĩ thuộc 64 đơn vị của lực lượng Công an Hà Nội. Các tiết mục lần lượt được trình diễn trong hai ngày 19 và 20-6-2024.
  • Giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Xô và Hội nghị Paris
    Sách “Việt Nam – Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” góp phần khẳng định thêm mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay); tô thắm tinh thần đoàn kết, hữu nghị vì mục đích hòa bình của nhân loại; tô thêm những mốc son trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; viết tiếp những bước đi tinh thần, ý chí quyết tâm, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam vì một dân tộc hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững.
  • Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” qua đời
    Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” đã qua đời vì trọng bệnh tại Tp. Hồ Chí Minh sáng ngày 19/6/2024, ở tuổi 79.
  • Triển lãm “Cổ vật hội tụ” sắp diễn ra tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế)
    Các cổ vật, cây cảnh và hoa phong lan trong cả nước sẽ hội tụ về tỉnh Thừa Thiên Huế trưng bày, triễn lãm trong Đại nội Huế từ ngày 21/6 – 21/7/2024.
  • Nhiều tác giả Việt Nam được vinh danh tại Cuộc thi ảnh ẩm thực Pink Lady 2024
    Ban tổ chức giải thưởng Nhiếp ảnh gia ẩm thực – Pink Lady vừa công bố danh sách thắng giải năm 2024. Trong đó, có một số nhiếp ảnh gia Việt Nam có tác phẩm được vinh danh.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): “Đánh thức” không gian ngầm Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO