Đình, đền Phú Thứ

Phương Anh (t/h)| 28/12/2022 09:21

Ba thôn Phú Thứ, Miêu Nha, Tây Mỗ thuộc xã Tây Mỗ. Phú Thứ tên nôm là Ba Lật. Nguyễn Hữu Toan tổng đốc Hà Đông năm 1888 tách Phú Thứ khỏi Đại Mỗ về Tây Mỗ. Đình, đền Phú Thứ tọa lạc ở thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Đình Phú thứ thờ con vua Hùng thứ 18, ba đại vương họ Nguyễn Quý làm Thành hoàng. Cạnh đó có đền thờ Liễu Hạnh mang tên “Sòng Sơn lưỡng chỉ”. Đây là đền lớn nhất của huyện Từ Liêm bên dòng sông Nhuệ thờ Tiên chúa. “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ”. Tháng 8 giỗ Trần Hưng Đạo, tháng 3 giỗ Liễu Hạnh - một nữ thần của Việt Nam. Giai thoại của Liễu Hạnh tại đền Sòng Thanh Hoá được cụ Phan Kế Bính ghi trong sách Nam Hải Dị Nhân, năm 1912:

“Về sau Tiên chúa hiển Thánh ở Đèo Ngang Phố Cát tỉnh Thanh Hóa, hiện ra làm con gái đẹp bán nước, những kẻ đùa bỡn chết hại rất nhiều. Triều đình nghi là yêu quái, sai thầy phù thuỷ và Trịnh Hoàng Thúc đem quân đi tiễu. Quan quân bắn vào trong núi, tàn phá đền đài. Được vài tháng dân xứ ấy dịch tễ, lập đàn cầu khẩn thì mới biết là Tiên chúa hiển thánh, tâu lên triều đình, vua sai sửa sang lại đền miếu, phong làm Mã vàng công chúa. Sau lại có công giúp nước phá giặc Mán, được phong làm Chế Thắng bảo hoà điệu Đại vương, lập đền trên núi Sòng Sơn đến giờ vẫn còn anh linh...”.

Đền Sòng Sơn lưỡng chỉ ở Tây Mỗ được trùng tu đầu thế kỷ XX, bức hoành phi đề “Thượng đẳng tối linh từ” Liễu Phúc Tích Dân sơn son thếp vàng. Quả chuông đúc năm 1946 đường kính 30cm, chiều cao 60 cm, có 4 múi với 4 chữ “Tứ linh Phú Thứ”. Trong đền có nhiều đạo sắc phong như của vua Thành Thái năm thứ 13, vua Duy Tân năm thứ 3. Trong Hậu cung có tượng Liễu Hạnh và Hồng Nương, Nhị Nương. Nằm bên trục đường 70, hai phía là chợ Hà Đông, chợ Nhổn đều cuốn hút bà con đi lễ để cầu mong sự tốt lành. Thủ đô Hà Nội từng nổi tiếng với đền mẫu Văn Tâm (phố Sinh Từ), đền Sòng Sơn (phố Nam Đồng), phủ Tây Hồ (phường Quảng An). Giờ ta lại biết tới đền Sòng nổi tiếng ở vùng Mỗ. Đạo mẹ trong tâm thức người Việt vốn có từ lâu. Ta có mẹ Đất, mẹ Lúa, mẹ Nước, mẹ Núi, mẹ Rừng, mẹ Âu Cơ được tôn thờ suốt từ Mũi Cà Mau tới Lũng Cú. Ba vùng trời non nước có mẹ chủ trì nơi trần gian thêm một mẫu nữa là chúa Tiên Liễu Hạnh.

Phú Thứ một năm có hai ngày hội: ngày 12 tháng giêng và ngày 7 tháng ba âm lịch. Xưa kia cứ ngày 12 tháng giêng, làng vào đám tế thần tổ chức mổ một con lợn, thổi 10 mâm xôi và các loại trầu cau vàng mã đáng giá 25 đồng bạc (giá trị vào năm 1910). Ngày 10 tháng một đám rước mang theo choé nước ra giếng Ngài ở Lạc Thọ Đình. Trò chơi ngày hội có kéo lửa, thổi cơm thi, bắt vịt, đánh đu... Ngày 3 tháng ba hội đền mẫu với lễ dâng hương, hát văn, hầu đồng. Người ta nhớ điệu Bỉ do các thày cúng văn biểu diễn. Âm nhạc mang tính chất ngâm ngợi, cấu trúc tự do. Điệu Bỉ dùng trong phần đầu của bản văn hát thờ, văn thi hoặc dùng nối tiếp làm điệu chuẩn bị cho ông Hoàng hiến rượu, cô chèo đò, cậu múa võ. Hãy nghe bài ca về cảnh đẹp của Phú Thứ: “Kiểu danh thắng lắm nơi đáng kể Trước sông đào sau kế ao sen Bồ Đề, Cống Hạnh, Cầu Tiên Đình trên lưng cóc, nằm nghiêng giữa làng. Voi phục trước, Phượng Hoàng châu lại Ngoài Tử Duy, xóm trại Hoàng Xà Đống Cơm, Đống Miễu, Hàng Bà Đống Vang, Đống Thợ lại qua Đống Hiền”. Đình, đền Phú Thứ đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Khu phố cũ Hà Nội
    Khu phố cũ đã trở thành một hình ảnh đặc trưng của Hà Nội, thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nước mỗi
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đình, đền Phú Thứ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO