Văn hóa – Di sản

Di sản Tết Cá của người Tày

Văn Thiện 15:17 29/10/2023

Đây là phong tục đặc sắc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

Cư dân Tày ở xã Mậu Duệ tổ chức tết cá vào ngày 9.9 âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cũng là để tưởng nhớ đến công lao người đã mang tới cho cư dân Tày nơi đây nghề trồng lúa nước.

"Tháng 10 có cơm mới, tháng 9 có lúa mới, xôi nếp phải kèm cá nướng, cơm mới phải có cá đồ măng", đó là câu đồng dao từ bao đời nay của người Tày ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang về Tết cá hay còn gọi là Tết Khẩu Ràng (Tết cơm mới).

Tết cá hay còn gọi là Tết Khẩu Ràng, chủ thể của di sản là cộng đồng người Tày sinh sống trên địa bàn xã Mậu Duệ (Yên Minh). Các cụ cao tuổi kể câu chuyện lưu truyền rằng: Ngày xưa, hai thủ lĩnh người Tày là Nguyễn Viễn Rịch và Nguyễn Viễn Quang đưa họ hàng cùng bà con người Tày đến xã Mậu Duệ khai phá, sinh sống tại các thung lũng cạnh các dòng sông, khe suối.

Họ canh tác hiệu quả trên ruộng đồng và sáng tạo ra việc thả cá Chép vào ruộng lúa, nhờ năng suất cao, cách làm này càng được nhân rộng. Từ sản vật đặc biệt của đồng ruộng, hàng năm người dân tổ chức lễ hội ăn mừng, dâng lễ vật để cúng tổ tiên.

Cá được người dân tháo và bắt ở ruộng về từ ngày mùng 7 hoặc muộn nhất là sáng mùng 8. Không khí ngày tết bắt đầu khi cá được bắt về. Trẻ con được bố mẹ chuẩn bị đồ chơi tết rất đặc biệt, họ bắt những con cá nhỏ, xâu dây vào miệng, làm những bè nhỏ bằng cây chít rồi buộc cá vào.

dac_sac_3_20231023144038.jpg
Hấp dẫn phần thi đua cá tại Tết Cá của người Tày (ảnh: báo Hà Giang)

Sau đó được lũ trẻ mang xuống thả ở những dòng suối nhỏ quanh bản làng, chúng thi xem con nào kéo khỏe hơn, sau khi chơi xong chúng lại mang những con cá này về đưa bố mẹ nướng cho ăn, theo quan niệm của họ những con cá kéo bè khỏe mang nướng cho trẻ con ăn nó sẽ khỏe người và hay ăn chóng lớn.

Các món được chế biến từ cá khá phong phú và đa dạng, theo quan niệm truyền thống là phải chế biến cho được 12 món trong đó có các món như: Cá nướng (pẻ pình); cá đồ măng chua (pẻ moọc); gỏi (pẻ xả); ruột đồ hạt kê (khẩu phạng); cá nấu canh măng chua (bung); nhân bánh chưng. Ngoài ra, còn có một số món như cá rán, cá nấu canh quả trám… rất ngon và hấp dẫn.

Ngày mùng 9 là ngày chính của “tết Cá”, hầu như tất cả các gia đình người Tày thường ăn tết bắt đầu từ trưa. Sau khi các món ăn được chế biến xong, trước bữa ăn bao giờ cũng phải làm lễ cúng, người cúng là người đàn ông trụ cột trong gia đình, các món cúng bao giờ cũng có 2 món chính là cá nướng lá gừng (pẻ pình) và cá nấu canh măng chua (pẻ moọc).

Năm 2020, các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội tết cá của người Tày ở Yên Minh gồm: Phần lễ với các hoạt động văn nghệ dân gian; phần hội với các phần thi: Đua cá, bắt cá bằng tay, chọc mật cá, chế biến món ẩm thực từ cá; trưng bày sản phẩm nông nghiệp của địa phương, các sản phẩm văn hóa đặc trưng của đồng bào Tày. Việc tổ chức lễ hội tết cá nhằm thúc đẩy người dân hăng say lao động, sản xuất, khuyến khích phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Tết cá của đồng bào dân tộc Tày huyện Yên Minh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016./.

Bài liên quan
  • Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 3 đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu
    Theo đánh giá của Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu GGN của UNESCO, Cao nguyên Đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Di sản Tết Cá của người Tày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO