Văn hóa – Di sản

Khai quật chân móng Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ

Văn Thiện 11:43 28/10/2023

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch khai quật khảo cổ khu vực chân móng sau hạ giải tường thành đá Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ.

bb.jpeg

Sau khi Dự án được phê duyệt, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ (Chủ đầu tư) phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tu sửa công trình theo các trình tự và thủ tục của pháp luật hiện hành.

Các nhà khoa học sẽ khai quật khoảng 60m2 tại phần chân móng đoạn tường thành phía Đông Bắc của Di sản Thế giới Thành nhà Hồ để làm rõ kỹ thuật xây thành của người xưa. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành khai quật khu vực chân móng Thành nhà Hồ.

Mục đích khai quật nhằm làm rõ sự khác biệt của 2 loại kết cấu móng tường thành đã tìm thấy tại khu vực dự án; làm rõ kết cấu các loại móng và cách thức gia cố móng tường thành đá di sản thế giới Thành Nhà Hồ của người xưa, tạo cơ sở để tu sửa phần móng theo nguyên gốc.

Đồng thời, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho việc xây dựng phương án tu sửa cấp thiết phần móng và tường thành đá di sản thế giới Thành nhà Hồ, phục vụ cho triển khai dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

Sau khi hạ giải tường thành và chân móng tại vị trí sạt lở, đã xuất lộ 2 đoạn móng (có tổng chiều dài khoảng 15m) với kết cấu khác nhau: Đoạn 8,7m có đá lót chân móng và đoạn 6,3m không có đá lót chân móng. Đối chiếu với kết quả khai quật khảo cổ học năm 2018 thì có sự sai khác.

Để có cơ sở triển khai thực hiện dự án ở giai đoạn tiếp theo, cần thiết phải tiến hành khai quật khảo cổ học để làm rõ kết cấu và cách thức gia cố móng chân tường thành sau khi hạ giải, so sánh sự khác biệt với kết quả khảo cổ học trước đó. Tạo cơ sở cho đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng phương án gia cố móng theo nguyên gốc; làm cơ sở cho đơn vị thi công tiến hành bảo tồn, gia cố phần móng đảm bảo đúng theo theo quy định. Đồng thời, việc gia cố phần móng cho phép tính toán kết cấu chịu lực gia cố phần móng ở khu vực bên dưới; tạo cơ sở cho đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng phương án gia cố khu vực tường thành bên trên.

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thành nhà Hồ, còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, là kinh đô của nước Đại Việt - vương triều Trần từ năm (1389-1400) và kinh đô của nước Đại Ngu - vương triều Hồ từ năm (1400-1407).

Trải qua hơn 600 năm, tòa thành kỳ vĩ này vẫn trường tồn với thời gian. Vào tháng 6/2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của tổ chức UNESCO tổ chức tại Paris (Pháp), Thành nhà Hồ được tôn vinh là Di sản văn hóa của nhân loại./.

Bài liên quan
  • Tỉnh Quảng Ninh có thêm 2 Di tích Quốc gia đặc biệt
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1225/QĐ-TTg xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (đợt 14). Hai di tích tại tỉnh Quảng Ninh được xếp hạng lần này, gồm: quần thể Thương cảng Vân Đồn và Đình Trà Cổ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Khai quật chân móng Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO