Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Đèn đường kể chuyện

Trần Thị Huế 07:09 12/05/2024

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ kỳ quặc thế nào ấy. Đêm, thành phố đã đi ngủ, tất cả chìm vào lặng yên, riêng mấy cột đèn còn thức. Bốn mùa xuân hạ thu đông, đèn đường soi rõ những mặt người, lặng lẽ giấu đi những câu chuyện kể.

0814_img_6680.jpg
Bốn mùa xuân hạ thu đông, đèn đường soi rõ những mặt người, lặng lẽ giấu đi những câu chuyện kể... (ảnh: internet)

Chuyện kể rằng có cô gái nọ đi học xa nhà, phải làm thêm đủ thứ để trang trải cuộc sống. Từ năm giờ sáng đến một rưỡi khuya, luôn luôn trong cái guồng quay nghiệt ngã của kim tiền nhưng cô chưa lúc nào từ bỏ hay nghĩ sẽ buông lơi. Một chiếc xe đạp cũ, kẽo kẹt ngày đêm. Trăng treo trên đầu, dịu dàng cùng bầu bạn.

Chuyện kể rằng ở quán cà phê nọ, có một người vẫn thức đợi một người. Hương cà phê ở đó lúc nào cũng đậm đặc, đắng vị cô đơn. Người ta bảo, những cuốn sổ chi chít chữ kia lưu giữ không biết bao nhiêu là kỷ niệm quý báu. Rốt cuộc thì thứ khiến người ta tiếc nuối, là người đã ra đi hay kỷ niệm chẳng thể vãn hồi?

Chuyện cũng kể về những bóng lưng gầy gò gồng mình đẩy xe rác trong đêm đen. Rác ngút ngàn giống nỗi lo chất ngất trong chiếc bụng réo lên vì đói. Tháng này năm triệu tiền học, bảy triệu tiền thuốc, một triệu tiền nhà, chưa kể tiền lo sinh hoạt hàng ngày. Đôi giày của thằng út vá tới lần thứ năm rồi thì phải, còn cái cặp của chị nó mới được hai năm, chắc dùng thêm ít lâu nữa.

Trong những câu chuyện kể, có cả tiếng cười lanh lảnh giữa đêm khuya của một đám bạn thân. Hồi đó sao mà vui đến thế, bây giờ kẻ ở người đi. Sau vụ tai nạn ngỡ ngàng ấy, vắng bóng một tiếng cười, chất keo gắn kết những tấm lòng lỏng lẻo cũng bợt đi theo tháng ngày mưa nắng.

Đèn đường cũng thâu vào lòng cả tiếng khóc nấc giữa đêm khuya. Bên tấm bảng đỏ có chữ K trong vòng tròn thân thuộc, có một người đã lệch xa khỏi tâm của một người. Chàng trai chẳng về nữa, ghế ngồi bên phải của cô gái mãi mãi trống hoác một nụ cười ấm áp, thân thương. Nụ tầm xuân, liệu có thể nở thêm một lần?

Đêm nay mưa dữ dội, cột đèn cố lắm vẫn chẳng thể che cho cụ bà khỏi ướt. Tội nghiệp, long đong lận đận cả đời người, đêm mưa dằn dữ không một chỗ trú thân. Không biết lúc co ro vì lạnh kia, bà nghĩ gì nhỉ? Về mái ấm cũ xưa, hay một căn nhà chưa từng có tiếng cười con trẻ?

Đông về, gió mùa đông bắc như con dao lưỡi mỏng sắc lẹm kề sát da thịt người qua đường. Cảm tưởng như chỉ cần sơ sểnh một chút thôi là vết thương cũ chưa lành miệng kia sẽ rách toạc ra, ứa máu. Cảm tưởng như chỉ cần đúng một vết cắt đó thôi là sẽ có người gục xuống, vĩnh viễn.

Nhưng...

Ở thành phố này, những cột đèn đường cũng thân thương thế nào ấy.

Những ngày tan làm muộn, toàn thân rã rời, chỉ muốn mau mau trở về nhà ngả lưng trên chiếc giường quen thuộc. Tắt đèn, sập cửa quán, ngẩng đầu lên thấy cái cây bên đường đang rung rinh. Lá cây lấp la lấp lánh một màu vàng ấm áp. Ồ, mình không cô đơn!

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ thân thương thế nào ấy.

Người ta cứ đồn đoán tôi lụy tình, có đôi kỷ niệm thoáng chốc với một người đàn ông xa lạ mà mãi chẳng chịu buông lơi. Mặc kệ! Tôi vẫn bán cà phê, kể chuyện tình, ôm đàn ca lên những khúc nhạc Trịnh mà tôi yêu. Cà phê đắng, sữa thơm, nhạc dìu dịu, những đôi tình nhân, đôi ba nỗi buồn méo mó, con mèo béo lười biếng. Tất cả quyện lại, ngào ngạt hương thơm. Kỷ niệm như vị kẹo dâu ngọt ngào năm xưa, càng ngậm lâu càng ngọt, nhưng thoáng cái đã tan đi mất trong vòm họng. Người ta vẫn đồn đoán tôi ngờ nghệch. Chỉ có đèn đường là biết, tôi không đợi một người, tôi đợi lòng mình yên trở lại.

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ thân thương thế nào ấy.

Những đêm dọn đường cùng đồng nghiệp, trời nóng hay lạnh thì người cũng vã đầy mồ hôi, ướt đẫm cùng sương đêm. Có khi lòng nặng trĩu nỗi lo củi gạo dầu muối, chỉ cần bạn đùa một câu “Dạo này nhà có gì vui hay sao mà trông trẻ đẹp ra gớm” lại chọc nhau cười khanh khách cả một góc phố vắng hoe.

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ thân thương thế nào ấy.

Đèn đường chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn, góp mình vào cả những trò chơi ngốc xít. Đám bạn rã rời sau một vụ tai nạn, nhưng ai ai cũng an lòng vì biết phần còn lại đã tìm được bến bờ của đời mình, theo đuổi giấc mơ từng kể trong mấy câu chuyện cười năm xưa. Người đi xa thì cũng đã xa rồi, kẻ ở lại cố sống phần mình cho thật tốt.

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ thân thương thế nào ấy.

Đèn đường hong khô những giọt lệ, sưởi ấm cả những tấm lòng. Dù đúng, dù sai, ai rời đi, ai ở lại thì cũng là vì mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Nhân danh hạnh phúc, không ai là có lỗi.

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ thân thương thế nào ấy.

Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ lạnh lùng thế nào ấy.

Đèn đường thâu vào lòng tất cả đớn đau, hoài niệm lẫn vui vầy nhưng vẫn giữ mãi cái vẻ ngoài lạnh tanh… giống người ở thành phố này./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trần Thị Huế. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội dấu trong mình điều gì
    Với mình, Hà Nội lúc nào cũng rộng lớn. Hay ít ra thì thành phố này đủ rộng để cất giấu trong mình vô vàn những bí mật không tên.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội: phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công trong triển khai Đề án 06
    Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
  • Học sinh quận Ba Đình tỏa sáng tại Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025
    Ngày 21/11/2024, để tổng kết, đánh giá và động viên, ghi nhận các học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (TP. Hà Nội) tổ chức chương trình Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Học sinh Giỏi (HSG ) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025 tại trường THCS Thành Công.
Đừng bỏ lỡ
Đèn đường kể chuyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO