Chính sách & Quản lý

Đề nghị xác minh việc dựng tượng, phù điêu hai vị vua Thái Đức - Quang Trung tại Miếu Đôi

Hà Oai 15:59 18/09/2023

Sau khi Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế yêu cầu dừng tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung - Thái Đức và xác minh việc dựng tượng, phù điêu tại Miếu Đôi (phường Thủy Vân, TP Huế), chính quyền địa phương đã có văn bản báo cáo UBND TP Huế.

1(2).jpg
Toàn cảnh Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh.

Ngày 18/9, Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND phường Thủy Vân (TP Huế) cho biết, địa phương vừa có báo cáo gửi UBND TP Huế liên quan việc đề nghị xác minh việc dựng tượng, phù điêu hai vị vua Thái Đức - Quang Trung tại Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh.

Theo UBND phường Thủy Vân (TP Huế), Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh (nay là tổ dân phố Dạ Lê) được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 17 dưới thời các chúa Nguyễn và tọa lạc trên thửa đất có tổng diện tích là 1240m2 (trong đó, có 2 miếu thờ với diện tích tích 22,4 m2 và tường rào 3 mặt trước cùng hai bên có tổng chiều dài 46m đã xuống cấp). Miếu Đôi là cơ sở tín ngưỡng do Hội đồng tộc trưởng làng Dạ Lê Chánh quản lý, thờ cúng và duy trì hương khói vào tháng 7 hàng năm nhân dịp thu tế làng Dạ Lê nhưng không biết thờ ai.

Ngày 5/11/2022, Hội đồng tộc trưởng làng Dạ Lê Chánh đã viết thư đề nghị Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa (NC&PT DSVH) Huế tìm hiểu nghiên cứu Miếu Đôi thờ ai.

Đến ngày 24/6, Hội NC&PT DSVH Huế tổ chức tọa đàm và cho rằng Miếu Đôi là nơi thờ của anh em Nguyễn Nhạc (vua Thái Đức) và Nguyễn Huệ (vua Quang Trung). Tuy nhiên, theo ý kiến phản biện của các nhà nghiên cứu ở Thừa Thiên – Huế cho rằng cần phải thận trọng và tiếp tục nghiên cứu để có đủ chứng cứ xác định rõ ràng.

Đầu tháng 8/2023, Hội NC&PT DSVH Huế đã vận động và đặt phù điêu 2 anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tại Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh. Tuy nhiên Ban quản lý tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố và Trưởng làng Dạ Lê có ý kiến không đồng tình về việc làm tự ý khi không thông qua Ban đại diện làng, tổ dân phố và chính quyền địa phương.

Ngoài ra còn lý do là chưa có kết luận của cấp có thẩm quyền liên quan đến việc Miếu Đôi làng Dạ Lê thờ Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ.

Ngày 7/9, UBND phường Thủy Vân (TP Huế) đã mời đại diện Hội đồng tộc trưởng làng Dạ Lê Chánh, Ban quản lý tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố và một số cán bộ công chức chuyên môn làm việc. Theo đó, các đại diện đã thống nhất quan điểm và đề nghị UBND phường Thủy Vân (TP Huế) không đồng ý hoạt động tổ chức thờ cúng liên quan Hoàng đế Quang Trung, chỉ cúng lễ theo truyền thống và yêu cầu di chuyển phù điêu tạc Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ ra khỏi khuôn viên Miếu Đôi.

Đồng thời, dừng các hoạt động liên quan đến Hoàng đế Quang Trung tại đây cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Thông tin từ Ông Nguyễn Thành Trung cho biết, thời gian tới chính quyền địa phương sẽ mời các cá nhân, tổ chức liên quan làm việc và yêu cầu di dời phù điêu tạc anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ đến nơi khác cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.

2(2).jpg
Phù điêu Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ dựng tại Miếu Đôi.

Như Tạp chí Người Hà Nội đã đưa tin, ngày 11/9 Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Thừa Thiên – Huế và UBND phường Thủy Vân (TP Huế) có văn bản gửi Hội NC&PT DSVH Huế về việc yêu cầu dừng tổ chức thờ phụng tại Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh sau khi nhận được thư mời dự lễ giỗ Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ tại Miếu Đôi vào ngày 13/9.

Bài liên quan
  • Lễ Giỗ hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lần thứ 231
    Sau khi dẹp bỏ thù trong, giặc ngoài, Triều đại Tây Sơn dưới sự trị vì của Hoàng đế Quang Trung đã chăm lo chấn hưng đất nước về cả kinh tế chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao. Ngày 1/10/1788, cách đây vừa tròn 235 năm, Hoàng đế Quang Trung đã hạ chiếu xây dựng kinh đô Phượng Hoàng tại xã Yên Trường, huyện Chân Lộc dưới chân núi Dũng Quyết, nay là phường Trung Đô, thành phố Vinh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị xác minh việc dựng tượng, phù điêu hai vị vua Thái Đức - Quang Trung tại Miếu Đôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO