Thừa Thiên-Huế kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

Vietnamplus| 11/01/2018 11:28

Ngày 11-1 (tức ngày 25-11 năm Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ (núi Bân, phường An Tây), UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

Buổi lễ diễn ra ấn tượng với màn "Trống hội núi Bân" và các hoạt cảnh chiêu quân, tế trời đất, lễ đăng quang, luyện binh, xuất quân và biểu diễn các tiết mục võ cổ truyền Tây Sơn của các võ sinh tại Huế.

Buổi lễ phần nào tái hiện ký ức hào hùng, ý chí sắt đá của đoàn quân bách chiến, bách thắng đã cùng Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ bờ cõi, non sông gấm vóc Việt Nam...
Thừa Thiên-Huế kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
Một hoạt động kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND thành phố Huế nhấn mạnh ngày 25-11 năm Mậu Thân, cách đây 229 năm, nghe tin 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, đánh chiếm Thăng Long, tại núi Bân, Nguyễn Huệ khẩn cấp hội bàn với các tướng sỹ và quyết định lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung để quy tụ lòng dân. 

Ngọn núi Bân cao ngất trời lập tức được san lấp làm đàn tế cáo trời đất khi Nguyễn Huệ lên ngôi, điều binh thần tốc ra trận tuyến đánh giặc, giải phóng Kinh thành Thăng Long. Chiến thắng này được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam. 

Sau thắng lợi lịch sử ấy, suốt hơn 10 năm sau đó (1789-1801) Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thời Tây Sơn. Di tích lịch sử núi Bân, phường An Tây, thành phố Huế, đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1988.

Để tôn vinh vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn đối với đất nước, thành phố Huế đã xây dựng Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ tại di tích lịch sử núi Bân (hay còn gọi là núi Ba Tầng. Đây là nơi Nguyễn Huệ trước lúc xuất quân ra Bắc đã lên ngôi và lấy niên hiệu Quang Trung vào cuối năm 1788. 

Khu tưởng niệm có diện tích 9,5 ha, với nhiều hạng mục, trong đó có tượng đài đặc tả chân dung người Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-Quang Trung do nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ thực hiện. 

Tượng đài có chiều cao 21 m, thân tượng cao 12m, chất liệu đá thanh được làm từ 8 khối đá với 18 mảng, mỗi mảng trọng lượng từ 10-60 tấn. 

Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ tại thành phố Huế còn là nơi thắp lửa truyền thống, giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ toàn vẹn giang sơn, đất nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên-Huế kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO