Hoạt động hội

Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội

Kim Thoa 26/06/2024 17:07

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.

z4301209289885_cc2e5289e9ed0bd06edc49839c4495f1.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đón nhận Cờ thi đua của Thành phố Hà Nội (ảnh minh họa)

Kế hoạch nhằm phát động và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội) trên cơ sở đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm huy động tối đa tiềm năng, nguồn lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, các chi tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2024.

Thông qua hoạt động Khối thi đua tăng cường sự trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng giữa các đơn vị thành viên. Bình xét, suy tôn và đề nghị cấp trên biểu dương, khen thưởng cho các đơn vị tiêu biểu trong Khối thi đua.

Nội dung của Kế hoạch là phát động và triển khai hiệu quả phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Trung ương, Thành phố, kể hoạch của các cấp và các đơn vị. Trong đó tập trung thực hiện quyết liệt Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tập trung tăng tốc để hoàn thành các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025).

Tăng cường giải pháp, biện pháp thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Trung ương, Thành phố và Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát động đảm bảo thiết thực, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật và đơn vị.

Phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua theo Kế hoạch 282/KH-UBND ngày 30/11/2023 của UBND Thành phố Hà Nội. Thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của Thủ đô và đất nước; các hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 22/12/2024); Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 03/2/2024), kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) theo Kế hoạch của UBND Thành phố và của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội;

Tăng cường công tác tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước cùng những thành tựu của đất nước, của Thủ đô; đẩy mạnh triển khai, hoàn thành các dự án, công trình, sản phẩm đảm bảo tiến độ, chất lượng; tổ chức phong phú các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật....

Triển khai thực hiện tốt Cuộc thi viết về gương điển hình tiễn tiến, "Người tốt, việc tốt" trong phong trào thi đua yêu nước năm 2024. Phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, đề xuất biểu dương, khen thưởng.

Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Khối thi đua, xây dựng và sửa đổi quy chế hoạt động của Khối phù hợp với điều kiện thực tế và quy định hiện hành; sắp xếp cán bộ theo dõi công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo tỉnh kế thừa, ổn định. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Khối thi đua.

Tiếp tục đổi mới tiêu chí và quy trình đánh giá, bình xét, suy tôn của Khối thi đua; đảm bảo sát yêu cầu thực tiễn, đánh giá được đúng kết quả, thành tích thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; Kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; đánh giá, học tập những mô hình hay, giải pháp hiệu quả của các đơn vị trong cụm thi đua; kịp thời tổng hợp, báo cáo và tổ chức bình xét, suy tôn kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Hội Liên hiệp…

Một số kế hoạch trọng tâm của Khối Thi đua là: Tổng hợp và đăng ký tham gia các phong trào thi đua năm 2024 của các đơn vị thuộc khối; Tổ chức Hội nghị ký giao ước thi đua và triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024; Sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, phát động đợt thi đua cao điểm kỳ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 10/10/2024)…

Khối Thi đua Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội yêu cầu các hoạt động của các thành viên trong Khối thi đua phải cụ thể, thiết thực, hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Hội Liên hiệp và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị. Đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo và triển khai thực hiện các phong trào thi đua. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, sa kết, tổng kết phong trào thi đua gắn với biểu dương, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng./.

Bài liên quan
  • Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
    Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.
(0) Bình luận
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
  • Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
    Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.
  • Tìm giải pháp lấp “khoảng trống” cho lý luận phê bình sân khấu
    Lý luận phê bình là một thành tố không thể thiếu trong văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng. Dù đóng vai trò quan trọng, nhưng lý luận phê bình sân khấu hiện nay vẫn trong cảnh “đìu hiu chợ chiều”. Thực trạng này, một lần nữa lại được “xới xáo” trong hội thảo “Thực trạng và giải pháp của lý luận phê bình sân khấu hôm nay” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức sáng ngày 11/6.
  • Tìm giải pháp cho văn học thiếu nhi
    Sáng ngày 10/6 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Văn học thiếu nhi Hà Nội hiện nay: Thực trạng và giải pháp”. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Tọa đàm “Mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hình tượng văn học”
    Sáng ngày 5/6, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hình tượng văn học”. Tới dự tọa đàm có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Giới thiệu các tích trò cổ trong nghệ thuật múa rối
    Sáng ngày 25/5, tại Nhà hát Múa rối Thăng Long, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu về các tích trò cổ trong lĩnh vực nghệ thuật múa rối. Tọa đàm có sự tham dự của đại diện các Sở Ban ngành, Ban chấp hành Hội Liên hiệp cùng đông đảo các văn nghệ sĩ hội viên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
  • Thừa Thiên Huế: " Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy”
    Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi toàn thể người dân chung sức, đồng lòng, tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy.
  • iHanoi - Kênh tương tác số hữu hiệu giữa chính quyền với người dân
    iHanoi ra đời với sứ mệnh là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ứng dụng cũng mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống, gồm: Giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội: các ngành nghề tăng trưởng ổn định, cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số được đẩy mạnh
    Đây là thông tin được UBND Thành phố Hà Nội công bố tại cuộc họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội quý II năm 2024, diễn ra chiều 26/6.
  • Phát huy vai trò công tác dân vận trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở Tây Hồ
    Ngày 26/6, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024. Đây là một trong những hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024); 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” (15/10/1949 - 15/10/2024);…
  • Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Sáng ngày 26/6, Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến từ các tòa soạn báo, các chuyên gia, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp... tọa đàm góp phần khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” đồng thời gợi mở những giải
  • Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
    Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO