Hoạt động hội

Tìm giải pháp lấp “khoảng trống” cho lý luận phê bình sân khấu

Thụy Phương 11/06/2024 14:08

Lý luận phê bình là một thành tố không thể thiếu trong văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng. Dù đóng vai trò quan trọng, nhưng lý luận phê bình sân khấu hiện nay vẫn trong cảnh “đìu hiu chợ chiều”. Thực trạng này, một lần nữa lại được “xới xáo” trong hội thảo “Thực trạng và giải pháp của lý luận phê bình sân khấu hôm nay” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức sáng ngày 11/6.

Thiếu và yếu cả “phê” và “bình”

Lý luận, phê bình (LLPB) văn học nghệ thuật, trong đó có sân khấu là bộ phận quan trọng của đời sống văn hóa, văn nghệ, còn là một bộ phận trong công tác chính trị của Đảng.

LLPB sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Lý luận - là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu. Còn phê bình - là sự thẩm định, đánh giá, giải thích, phát hiện, định hướng những giá trị sáng tạo của một tác phẩm, một tác giả, một giai đoạn, một khuynh hướng, một trào lưu cụ thể.

z5528066545931_8646c1c63f74041faae6a74d092df80a.jpg
PGS. TS Trần Trí Trắc phát biểu đề dẫn hội thảo.

Theo PGS. TS Trần Trí Trắc, LLPB sân khấu là con đẻ của nghệ thuật sân khấu. Vì không có nghệ thuật sân khấu thì không có LLPB sân khấu. Vị trí của nó luôn luôn được bình đẳng với tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ, biên đạo múa và khán giả của nghệ thuật sân khấu.

Từ nội hàm của LLPB sân khấu, soi chiếu vào thực trạng đội ngũ LLPB sân khấu Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay, các ý kiến, tham luận tại hội thảo đã chỉ rõ những “khoảng trống” của LLPP sân khấu hiện nay.

z5528060826261_287666789cc6d0893bb33cf3d8916bd7.jpg
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

NSƯT Trịnh Quang Khanh nhận định: “Đội ngũ người làm công tác lý luận phê bình hiện nay rất mỏng, mỏng ngay từ khâu đào tạo cho đến hoạt động thực tiễn”. Còn NSND Thanh Trầm – nguyên Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội cho rằng LLPB sân khấu hiện nay vẫn còn nhiều bài viết “phê” không đến nơi đến chốn, “bình” cũng chưa thấu đáo.

Đề cập tới thực trạng báo chí viết về sân khấu hôm nay, nhà báo, cây bút LLPB sân khấu Thúy Hiền trăn trở: “Hoạt động LLPB trên báo chí vẫn còn đơn lẻ, thiếu sự tổ chức, tập hợp. Nhiều bài viết chỉ mang tính quảng bá, giới thiệu. Đội ngũ phóng viên viết về sân khấu trên báo về ít số lượng và yếu về chất lượng, đội ngũ lãnh đạo một số nơi ít quan tâm đến công tác đào tạo LLPB cho đội ngũ phóng viên”.

z5528068091627_71f686b9460fab76725d2711624d09ef.jpg
Nhà báo Thúy Hiền phát biểu tại hội thảo.

Nhìn nhận một cách bao quát, PGS.TS Trần Trí Trắc cho rằng ở Việt Nam, ngành lý luận, phê bình sân khấu chưa có truyền thống. Sự hiện diện của nó, hôm nay cũng không thể gọi là chuyên nghiệp hoàn toàn và còn rất non trẻ.

"Từ khi đất nước thống nhất đến nay, nền sân khấu cách mạng ngày càng xuống cấp, đã kéo theo lý luận, phê bình sân khấu tụt hậu thảm hại. Hiện nay, nguồn nhân lực cũ đã cạn kiệt và nguồn lực mới hầu như không có khiến cho cơ nghiệp ngành LLPB sân khấu Việt Nam trở nên ảm đạm muôn phần", PGS.TS Trần Trí Trắc ngậm ngùi.

Giải pháp nào lấp đầy “khoảng trống”

Vị trí của LLPB sân khấu rất yếu trong hoạt động sân khấu, đó là thực trạng mà những “người trong cuộc” đều thẳng thắn thừa nhận. Vậy làm thế nào để lấp đầy những “khoảng trống” trong LLPB sân khấu hiện nay? Theo NSND Thanh Trầm, các cán bộ quản lý phải thấy rõ tầm quan trọng của lý luận phê bình văn học, nghệ thuật có giá trị, có chất lượng để có khả năng tổ chức hoạt động cuốn hút công chúng, dẫn dắt để họ phát huy năng lực và có tác động tới sáng tác. Đó là cách triển khai nhiệm vụ chính trị có hiệu quả nhất.

“Hiểu chữ phê bình đủ nghĩa, không chỉ là “phê” cho người ta thấy cái dở, sự thiếu sót của tác phẩm mà còn phải “bình” đến nơi đến chốn sự thành công, cái hay, cái đẹp, không chỉ về nội dung tác phẩm mà cả hình thức thể hiện theo đặc thù ngôn ngữ của ngành nghệ thuật của tác phẩm được viết cũng như giá trị của tác phẩm trong bối cảnh xã hội và của sự phát triển ngành đó”, NSND Thanh Trầm nhấn mạnh.

z5528073706028_9be6185c04b6075d07c3812364873821.jpg
Nhà viết kịch Lê Quý Hiền bày tỏ sự trăn trở trước thực trạng LLPB sân khấu hiện nay.

Theo nhà viết kịch Lê Quý Hiền, để LLPB sân khấu thực sự phát huy vai trò của mình, các đơn vị sân khấu, hội đồng nghệ thuật cần có những nhà hoạt động sân khấu rành về LLPB, có trình độ, hiểu biết những vấn đề cơ bản của tác phẩm dưới góc độ khoa học và thực tiễn. Và điều cần thiết nhất của LLPB sân khấu này là giúp ekip sáng tạo bảo đảm được tính thống nhất của vở diễn, nhấn được thông điệp của tác phẩm.

TS. Nguyễn Thị Minh Thu (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho rằng, những người làm công tác LLPB cần tự khẳng định vai trò, vị trí của chính mình trong đời sống văn học, nghệ thuật; thể hiện tầm nhìn bao quát, sâu và rộng, đa chiều, khách quan, cập nhập quan điểm hiện đại trước thực tiễn sáng tạo và đánh giá tác giả, nghệ sĩ, tác phẩm; mở rộng nhiều hình thức phê bình để thu hẹp khoảng cách giữa sân khấu với công chúng, sân khấu với cuộc đời và nêu cao vai trò định hướng gắn liền với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa, hỗ trợ cho thực tiễn quản lý, sáng tạo của văn nghệ sĩ và sự phát triển của văn học, nghệ thuật trên thị trường văn hóa.

“Để lý LLPB sân khấu phát triển và hòa nhập với xu hướng chung của VHNT thì hơn ai hết các nhà lý luận phê bình cần phải tiếp thu có sáng tạo các thành tựu của các hệ hình phê bình trên thế giới. Nếu người viết LLPB sân khấu nghèo nàn trong sự hiểu biết về các hệ hình LLPB sân khấu và chỉ vận dụng một hệ hình LLPB để đánh giá các tác phẩm sân khấu sẽ dẫn đến tình trạng LLPB sân khấu trở nên lạc hậu và độc tôn, không khám phá được những giá trị sáng tạo mới lạ tìm tòi của các vở diễn sân khấu”, đạo diễn Hoàng Thanh Du đề xuất.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến, tham luận tại hội thảo cũng nhấn mạnh đến công tác đào tạo đội ngũ LLPB sân khấu; thay đổi chế độ nhuận bút cho các bài phê bình, nghiên cứu sân khấu hiện nay..../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp lấp “khoảng trống” cho lý luận phê bình sân khấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO