Hoạt động hội

Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật

Thụy Phương 20/06/2024 12:41

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, sáng ngày 20/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Văn học, nghệ thuật Thủ đô sáng tác các tác phẩm hướng tới đề tài “Người Hà Nội khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh”.

Tọa đàm nhằm tăng cường vai trò định hướng sáng tác cho các hội chuyên ngành; động viên văn nghệ sĩ tích cực tham gia sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, lan tỏa giá trị văn minh, thanh lịch của người Hà Nội trong thời kỳ mới.

z5556574687111_dd3a66e28ff6d1f9b45294cf5b19e078.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh: “Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.

Cũng bởi thế, hơn lúc nào hết vai trò, trách nhiệm của văn học, nghệ thuật trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người nói chung và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói riêng là hết sức quan trọng, đòi hỏi người nghệ sĩ không chỉ chuyên chở trong tác phẩm của mình những chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn làm sáng tỏ, sáng tạo, cổ vũ con người tự nguyện vươn lên những giá trị đạo đức.

Theo NSND Trần Quốc Chiêm, thực tế này này đòi hỏi người nghệ sĩ phải thực sự am hiểu những giá trị, những khả năng, sự vận động của đạo đức ở chiều sâu tâm hồn con người để nắm bắt, phản ánh và dự báo, cảnh báo; bám sát và am hiểu những trăn trở với đời sống xã hội để phản ánh, biểu hiện những vấn đề đạo đức, nhân cách con người...

z5556054881984_46eebbe17dc05c241a90d87cfe4d996d.jpg
Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Thực tế cho thấy, cùng với văn học, các tác phẩm nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, mỹ thuật, múa... đã có nhiều tìm tòi sáng tạo, góp thêm tiếng nói cổ vũ công chúng hướng tới những giá trị đạo đức mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng nhân cách người Hà Nội, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các tác phẩm mờ nhạt non yếu về chất lượng tư tưởng và nghệ thuật.

Tại hội thảo các ý kiến, tham luận tập trung nêu bật vai trò, trách nhiệm của các văn nghệ sĩ Thủ đô trong việc khơi dậy vẻ đẹp văn minh thanh lịch của Người Hà Nội; đồng thời đề xuất giải pháp nâng tầm việc gìn giữ lan tỏa giá trị văn minh, thanh lịch trong tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, trong từng lĩnh vực nói riêng.

Theo nhà thơ Nguyễn Thị Mai (Hội Nhà văn Hà Nội), các văn nghệ sĩ chúng ta đang sống và sáng tác trên mảnh đất Thủ đô - Hà Nội, đang hít thở khí trời Hà Nội, đang sinh hoạt hằng ngày trên đất Hà Nội và được hưởng thụ truyền thống văn hóa, ở trong cái nôi ngàn năm văn hiến của Hà Nội… vậy nên không cớ gì văn nghệ sĩ sáng tác không hướng đến con người Hà Nội, không cớ gì Hà Nội hôm nay đang xây dựng con người thanh lịch văn minh mà văn nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm lại đứng ngoài Hà Nội.

Đại tá Nguyễn Văn Thu (Hội Điện ảnh Hà Nội) cho rằng, để có thêm những sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài: "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh trong thời kỳ mới”, người nghệ sĩ cần có tài năng, vốn sống, sức khỏe và đặc biệt là cái tâm của người nghệ sĩ.

“Việc giữ gìn nếp sống, cốt cách của người Hà Nội trong dòng chảy đời sống hiện đại trong sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật đó là sứ mệnh, là sự thôi thúc từ bên trong của người nghệ sĩ. Những tác phẩm văn học nghệ thuật, nhất là những tác phẩm hay, hấp dẫn, có giá trị khi ra đời sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm tư, tình cảm và hành động của con người. Nét đẹp thanh lịch văn minh sẽ được lan tỏa, được nhân lên; cái xấu ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại phát triển của thanh lịch văn minh Hà Nội, sẽ bị phê phán, lên án đấu tranh, triệt tiêu trong đời sống tinh thần người Hà Nội”, Đại tá Nguyễn Văn Thu nhấn mạnh.

z5556578709555_36d03c3a4ec836486131d96fc901e4ff.jpg
NSNA Phạm Tiến Dũng (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) phát biểu tại tọa đàm.

Từ góc nhìn của nhiếp ảnh, nhà báo, NSNA Phạm Tiến Dũng (Hội Nhiếp ảnh Hà Nội) cho rằng các nghệ sĩ nhiếp ảnh, những người cầm máy cũng cần phải am hiểu lịch sử, văn hóa của Thủ đô, hiểu những nét đặc trưng trong tính cách, sinh hoạt, lối sống... những gì tạo nên nét văn minh thanh lịch của người Hà Nội để tìm ra đề tài, nhân vật tạo nên những tác phẩm nhiếp ảnh chạm đến trái tim người xem.

Nhiều ý kiến, tham luận cùng chung quan điểm: Tác phẩm văn học nghệ thuật cần hướng tới giá trị Chân Thiện Mỹ; mỗi văn nghệ sĩ có con mắt nhìn tích cực, trong sáng về Hà Nội và con người Hà Nội; xây dựng những hình tượng nhân vật có lối sống thanh lịch, văn minh có nhân cách sống tốt đẹp để bạn đọc yêu thích, noi gương. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cần tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật, khích lệ các tác giả, nhất là tác giả trẻ có thêm nhiều sáng tác lan tỏa giá trị văn minh, thanh lịch của người Hà Nội trong thời kỳ mới. Về phía các hội chuyên ngành, cần chú ý quan tâm những sáng tác viết về Hà Nội và người Hà Nội.

Về phía thành phố, cần có chính sách hỗ trợ cho các tác giả viết về đạo đức xã hội, tôn vinh xứng đáng các sản phẩm có giá trị giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách con người Thủ đô; tổ chức tốt việc quảng bá các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật trong lĩnh vực này.

12.jpg
Quang cảnh tọa đàm.

“Hy vọng rằng, qua cuộc tọa đàm này các cấp các ngành của Thành phố sẽ có nhiều giải pháp tích cực góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo đó xây dựng và thực hiện hệ giá trị con người Hà Nội thanh lịch, văn minh đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới”, NSND Trần Quốc Chiêm bày tỏ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những sáng tác mới chủ đề "Bài ca thống nhất"
    Sáng ngày 15/4/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Bài ca thống nhất” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Hòa cùng sự kiện lớn của đất nước, những ca khúc được giới thiệu mang đến không khí hào hùng, vang vọng.
  • Văn nghệ sĩ Hà Nội - Đồng Nai giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác
    Sáng ngày 26/3, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác văn học nghệ thuật “Văn nghệ sĩ đồng hành cùng đất nước”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cùng Việt Nam” – Biểu tượng thi ca về tình đoàn kết và khát vọng hòa bình
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam tuyển tập thơ “Cùng Việt Nam”, một tác phẩm đặc biệt từng bị cấm xuất bản tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ. Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, cuốn sách không chỉ mang ý nghĩa văn học mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị và tinh thần phản chiến trong thi ca quốc tế.
  • Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa - Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), Ban Dân vận Trung ương, Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các cơ quan, đơn vị tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước. Đây là hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa chính trị - văn hóa sâu sắc, góp phần khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt ca khúc "Đất ơi nở hoa" mừng ngày thống nhất non sông
    Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung giới thiệu ca khúc mới "Đất ơi nở hoa". Tác phẩm mang âm hưởng dân ca, là lời tri ân sâu sắc gửi đến quê hương, đất nước và mẹ trong những ngày tháng Tư lịch sử.
  • Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – CTCP: Vượt khó năm 2024, đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025
    Năm 2024 là một năm đầy thử thách nhưng cũng đánh dấu nhiều thành công quan trọng của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần (Tổng công ty ) trong việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ và nhân viên, Tổng công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
  • [Podcast] Chùa Bối Khê – Dấu ấn lịch sử đất Thăng Long
    Mỗi ngôi chùa trên mảnh đất ngàn năm văn hiến mang một vẻ đẹp riêng, một câu chuyện ý nghĩa đằng sau. Chùa Bối Khê tọa lạc ở ngoại thành Hà Nội là một ngôi chùa vừa có kiến trúc độc đáo, đồng thời là một trong những ngôi chùa gỗ cổ nhất Việt Nam, di sản của tôn giáo với kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước thời phong kiến. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất có hệ thống hầm địa đạo thời kháng chiến chống thực dân xâm lược còn tồn tại cho đến nay.
Đừng bỏ lỡ
Khơi dậy vẻ đẹp thanh lịch, văn minh qua tác phẩm văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO