Đâu là "Bí mật của ông già Noel"?

Nguyễn Ngọc Trâm/ANTĐ| 25/12/2017 12:18

Nhân dịp Giáng sinh, NXB Kim Đồng ra mắt độc giả tập truyện ngắn “Bí mật của ông già Noel” - tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam. Tập truyện gồm 8 câu chuyện dễ thương, được kể bằng giọng văn trong trẻo và hóm hỉnh.

ảnh 1

Bìa cuốn sách "Bí mật của ông già Noel"

Nguyễn Ngọc Hoài Nam thường chọn nhân vật trung tâm là trẻ em, nhờ đó, đọc giả nhỏ tuổi có thể cảm nhận được bao điều thú vị, ấm áp cùng những thông điệp về tình yêu thương thông qua mỗi câu chuyện. Ví như, cậu bé Phúc trong “Chuyến xe đêm Giáng sinh” phải theo bố mẹ chuyển nhà liên tục để mưu sinh. Vào đêm Noel, gia đình Phúc lại phải đến thành phố khác. Khi cậu bé đang tủi thân khóc, ông già Noel xuất hiện và tặng cậu một món quà. Quá bất ngờ, hạnh phúc với phép màu kỳ diệu, Phúc không biết rằng ông già Noel là do thầy giáo mình đóng giả. Truyện “Lá thư đêm Noel” khắc họa nỗi buồn của cô bé Hướng Dương phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Trong thư gửi ông già Noel, Hướng Dương chỉ xin ông cho thêm mình một chút thời gian để sống...

Đêm Giáng sinh vốn muôn vàn những điều kỳ lạ. Trẻ em thường không hiểu vì sao mỗi khi ông già Noel xuất hiện, bố bỗng đi đâu mất, sau đó dù trẻ em hờn trách, bố chỉ cười khà khà và ôm âu yếm; lá thư viết gửi ông già Noel, dù trẻ em có cố ý giấu kín tới mức nào, ông cũng tìm ra và tặng đúng y món quà mong muốn. Điều xúc động nhất, cho dù các em nhỏ đang trong hoàn cảnh nào: vui vẻ quây quần bên gia đình, buồn bã vì phải ở nhà một mình, hay không may phải nằm viện... thì ông già đều biết và đem đến tình yêu thương. Tất cả những "Bí mật của ông già Noel” sẽ được “bật mí” dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam nhẹ nhàng và đầy cuốn hút.

(0) Bình luận
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đâu là "Bí mật của ông già Noel"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO