Chuyển động Hà Nội

Hà Nội đón gần 740 nghìn lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

KT 02/05/2024 14:54

Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 27/4 đến hết ngày 1/5), Hà Nội ước đón 737,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023.

qpc-quynh.jpg
Nhóm du khách nước ngoài "check in" tại làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

Theo đó, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4/2024 đến hết ngày 01/5/2024), Thủ đô Hà Nội ước đón 737,9 nghìn lượt khách, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023, Hà Nội đón gần 710 nghìn lượt khách). Bao gồm 87,9 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước và 650 nghìn lượt khách du lịch nội địa, tương đương so với cùng kỳ 2023 (do kỳ nghỉ lễ năm nay thời tiết nắng nóng đã ảnh hưởng đến lượng khách tại các khu điểm du lịch trên địa bàn). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm trước.

Trong dịp nghỉ lễ, các khu nghỉ dưỡng ngoại thành và các khu căn hộ cao cấp, khối khách sạn 3-5 sao công suất sử dụng phòng khá cao như: khách sạn Glory Sơn Tây đạt 95%; khách sạn Silkpath Boutique đạt 94%, khách sạn Melia Ba Vì đạt 90%, khách sạn InterContinental Tây Hồ đạt 77%, khách sạn Hilton Garden Inn đạt 77%, khách sạn Lacasa HN đạt 78,6%;…. Ước tính kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch đạt khoảng 60,4%, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với các trung tâm thương mại, dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, lượng khách và doanh thu đều tăng cao, ước đạt khoảng 62%, tăng 5% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu là dịch vụ ăn uống.

Do đó, đây cũng là cơ hội lớn của ngành Du lịch gia tăng sức hút với du khách, vì vậy thời điểm này cũng được xem là dịp để du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn, gia tăng sức hút với du khách. Cụ thể, thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024, trong đó ngành Du lịch Thủ đô với sự tham gia của nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung quảng bá hình ảnh điểm đến thân thiện, hấp dẫn.

Tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm; Tái hiện tục Cúng vía của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình và tái hiện lễ hội Cầu mưa dân tộc Lô Lô, tỉnh Cao Bằng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Tổ chức không gian chợ quê, trưng bày nghệ thuật và các chương trình văn nghệ để phục vụ du khách tại điểm du lịch Làng cổ ở Đường Lâm, văn hóa ẩm thực của người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì cũng rất phong phú, đặc sắc với bánh dày, rượu nếp cái, cỗ lá, rau rừng...…

Cũng trong dịp này, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai trương sản phẩm du lịch mới "Con đường di sản Nam Thăng Long - Điểm về nguồn cội"; Công bố Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì.

Bên cạnh đó, Hà Nội đã có nhiều sản phẩm du lịch xanh được ra mắt trong thời gian qua như trải nghiệm xe điện trong lòng phố cổ, tour xe đạp... và khu vực ngoại thành với sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cũng đang là dòng sản phẩm được đẩy mạnh rất thu hút khách du lịch vào dịp nghỉ lễ này.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, lượng khách du lịch đến một số khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sự tăng nhẹ và giảm nhẹ tại các điểm đến di tích, di sản, cụ thể: Vườn thú Hà Nội đón 39.188 lượt khách; Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón 20.697; công viên Thiên đường Bảo Sơn đón 20.200 lượt khách; khu du lịch Ao Vua đón 18.000 lượt khách; khu vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội đón 7.700 lượt khách; điểm du lịch Làng cổ ở Đường Lâm đón hơn 6.000 lượt khách; Vườn Quốc gia Ba Vì đón 10.241 lượt khách; Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón 13.054 lượt khách; Bảo tàng Dân tộc học đón 5.000 lượt khách; điểm du lịch Hồng Vân đón 12.000 lượt khách; điểm du lịch Dương Xá đón 4.250 lượt khách...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đón gần 740 nghìn lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO