36 phố phường

Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa

Huệ Minh 02/05/2024 11:45

Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...

2(1).jpg
Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Hồ còn có một số tên gọi khác là Lục Thủy vì có nước xanh quang năm. Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Lợi.
1-1-.jpg
Tháp Rùa nằm ở giữa Hồ Gươm, được xây dựng trong khoảng hai năm 1884 - 1886 .Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng và cao gần 9 m, móng tầng 1 rộng gần 30 m2. Kiến trúc Tháp là sự giao thoa giữa phong cách kiến trúc gô-tích của châu Âu kết hợp với phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.
4.jpg
Đền Ngọc Sơn toạ lạc trên đảo Ngọc trong hồ Hoàn Kiếm, gồm các hạng mục: nghi môn, tháp Bút, nghi môn nội, đài Nghiên, cầu Thê Húc, cổng Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả – hữu vu, nhà kính thư, nhà hậu.
5.jpg
Cầu Thê Húc dẫn vào Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1865, dưới triều Tự Đức. Thần Siêu -tức Nhà giáo, quan án sát Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ ngôi chùa nhỏ trên đảo Ngọc, ông đã cho bắc cây cầu son dẫn lối vào Đền Ngọc Sơn. Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Màu đỏ của cầu tượng trưng cho sự sống và hạnh phúc-ước vọng của con người từ ngàn đời nay.
6.jpg
Cùng với cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê, Hồ Gươm trở thành điểm đến văn hóa, du lịch được yêu thích của Hà Nội, đặc biệt trong những ngày lễ tết.Trong tâm trí người Hà Nội, Hồ Gươm đã được xem như một nhân chứng lịch sử với bề dày trầm tích văn hóa.
7(2).jpg
Ở khu vực “36 phố phường”, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh du khách thong dong dạo xích-lô trên các con phố. Tạp chí hàng đầu về du lịch Lonely Planet đã viết: “Nếu đến Hà Nội không thể bỏ qua trải nghiệm dạo phố bằng xích-lô”. Cứ như vậy trong nhiều năm qua, trải qua bao thăng trầm, xích-lô đã trở thành một nét văn hóa, một hình ảnh không thể thiếu khi nói về trải nghiệm du lịch phố cổ Hà Nội.
8.jpg
Dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, trên mỗi góc phố, con đường Thủ đô Hà Nội rực rỡ cờ Tổ quốc, áp phích, pa-nô với sắc đỏ - vàng khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước trong mọi tầng lớp nhân dân.
9.jpg
Bên cạnh những toà nhà cao ốc chọc trời nơi phố thị ồn ào, tấp nập còn có những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ thu mình sau vòm lá xanh mặc cho sự chuyển biến vội vã của thời gian.
10.jpg
3.jpg
Qua những ngày đầu hè nắng gắt oi ả, sau cơn mưa đêm mọi góc phố của Hà Nội như bừng tỉnh sức sống. Những hàng cây mát xanh trải dài các tuyến phố khiến cho người đi đường có cảm giác như đang tận hưởng mùa thu Hà Nội giữa những ngày hè./.
Bài liên quan
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
(0) Bình luận
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO