36 phố phường

Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán

Hải Đô 19:53 31/01/2024

Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.

24a360436b42600808eb073b5ba975ca.jpg
Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán (ảnh: Internet)

Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long do UBND quận Hoàn Kiếm, Công ty Cổ phần Ðồng Xuân phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức, sẽ chính thức khai trương vào sáng 5/2, tại Hoàng thành Thăng Long nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội. Thông tin này được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết ngày 31/1.

Với thông điệp “Vì một Hà Nội xanh,” dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ôtô điện” sẽ đưa du khách khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô Hà Nội theo lộ trình tham quan tuyến hồ Hoàn Kiếm - khu Phố cổ Hà Nội và Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ôtô điện” là sự kết nối giữa Kinh thành (nơi sinh hoạt và làm việc của Vua, Hoàng gia và triều đình) và Thị thành (là nơi có nhiệm vụ trấn phía Đông Kinh thành và nơi cung cấp các đồ dùng, thực phẩm sinh hoạt thiết yếu cho hoàng tộc và triều đình).

Việc khai trương tuyến du lịch xe điện kết nối hai khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và Hoàng thành Thăng Long thể hiện quyết tâm của thành phố Hà Nội và sự hưởng ứng, chung tay của các doanh nghiệp trong việc góp phần thực hiện cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh “Kết nối di sản phát triển du lịch,” góp phần lan tỏa những giá trị vật thể và phi vật thể độc đáo của khu vực Hồ Hoàn Kiếm-Hoàng thành Thăng Long.

Lộ trình chiều đi tuyến xe điện từ Đinh Tiên Hoàng (điểm đầu – Bến xe điện Bờ Hồ) – Hàng Đào – Hàng Ngang - Hàng Buồm – Mã Mây – Hàng Bạc – Hàng Ngang – Hàng Đường – Đồng Xuân – Hàng Giấy – Quán Thánh – Nguyễn Biểu – Hoàng Thành Thăng Long (điểm cuối), với giá vé 245.000đ/xe /7 khách.

Chiều về từ Hoàng Thành Thăng Long (điểm đầu - Cổng số 9 phố Hoàng Diệu) – Hoàng Diệu – Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương – Phan Đình Phùng – Hàng Cót – Hàng Lược – Hàng Mã – Hàng Chiếu – Đào Duy Từ - Mã Mây – Hàng Bạc – Hàng Bồ - Lương Văn Can – Lê Thái Tổ - Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng (điểm cuối), với giá vé 245.000đ/xe/7 khách.

Từ 1.2 đến 9.2 (tức từ 22 đến 30 tháng Chạp), các đơn vị triển khai chương trình khuyến mại miễn phí chiều đi từ hồ Hoàn Kiếm đến Hoàng thành Thăng Long, với số lượng 10 xe hoạt động liên tục trong ngày.

Cùng với hoạt động khai trương tuyến xe điện, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ tổ chức chương trình chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 -3.2.2024) và đón Xuân Giáp Thìn 2024./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO