36 phố phường

Bánh đúc nóng - Thức quà ấm áp của mùa đông Hà Nội

Việt Thương (T/h) 20/12/2023 11:57

Bánh đúc nóng Hà Nội là món ăn giản dị, gần gũi mà được nhiều người yêu thích. Bát bánh nóng hổi, thêm nhân thịt mộc nhĩ, chan nước dùng nóng và rắc thêm chút hành khô, hành lá. Chỉ đơn giản vậy thôi mà đã ăn là ghiền, nhất là vào những ngày đông lạnh giá như thế này.

nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn-uploads-images-thuhang-2019-10-29-_3a.jpg

Món ăn này được coi là một trong những món bánh cổ truyền dân dã và giản dị nhất ở Hà Nội, nhưng cách thưởng thức lại khác nhau tùy theo tín đồ ẩm thực Hà Nội.

Bánh đúc nóng Hà Nội có mặt từ nhà hàng cho đến vỉa hè hay các gánh hàng rong, tùy vào từng tín đồ ẩm thực sẽ chọn cho mình mỗi cách thưởng thức khác nhau. Người dân Hà Nội cũng không biết món bánh này có từ bao giờ, họ chỉ biết rằng bánh đúc nóng chính là tinh hoa ẩm thực phố phường Hà Nội.

Vốn dĩ bánh đúc được biết đến là loại bánh truyền thống làm từ bột gạo, khuấy cùng nước vôi trong. Sau khi bánh nguội, người dùng sẽ cắt từng miếng có dạng hình vuông, chấm với tương Bần. Lúc này bánh mang lại mùi lạc béo béo bùi bùi ẩn trong từng miếng bánh dẻo dai, thấm vị tương đậm đà.

Thông thường, bánh được ăn ở dạng nguội kèm với lạc và chấm cùng tương. Tuy nhiên, dưới sự sáng tạo của người dân Thủ đô, món bánh đúc được biến tấu thành bánh đúc nóng vô cùng hấp dẫn.

banh-duc-nong-8-wecheckinvn-1.jpg

Khác với bánh đúc truyền thống đặc và mịn, bánh đúc nóng Hà Nội, thoạt đầu mới nhìn qua trông khá giống với bát cháo sườn hay cháo bột trẻ em. Khi ăn, chủ quán sẽ múc bánh đúc sền sệt vào bát nhỏ có miệng rộng, rồi cho thêm thịt băm xào mộc nhĩ. Để giúp món bánh đúc nóng trở nên thơm ngon hơn, người bán hàng sẽ rắc thêm một chút hành phi thơm nồng cùng một số loại rau thơm được thái nhỏ lên trên bánh. Cuối cùng là chan thêm nước mắm mặn ngọt lên trên. Khách hàng nào muốn ăn cay có thể rắc thêm một chút tiêu hoặc ớt bột để thêm trọn vị.

Nguyên liệu và cách chế biến món bánh đúc nóng không quá cầu kỳ, nhưng cũng cần yêu cầu sự khéo tay chăm chút để hương vị món ăn thêm trọn vẹn, ấn tượng.

Quy trình chung là thế nhưng bằng sự sáng tạo, biến tấu của từng nơi mà những bát bánh đúc nóng Hà Nội có thể sẽ có chút khác biệt. Có nơi sẽ tập trung chính cho hương vị nước dùng, có nơi lại chú trọng vào phần thịt xào… Song cho dù có thay đổi thế nào đi chăng nữa, bánh đúc nóng vẫn là một món ăn ngon và thích hợp trong những ngày Hà Nội mùa thu se se hay mùa đông lạnh.

banh-duc-nong-kham-thien.jpg

Là thức quà của Hà Nội nên bát bánh đúc nóng bao giờ cũng vừa phải, đủ dùng, giá cả cũng hợp lý để người ăn thỏa mãn cơn thèm nhưng không bị no đến đầy bụng chán ngán lần sau không muốn quay lại.

Các cụ xưa có câu "Quà đói bánh giò, quà no bánh đúc". Cũng là bánh đúc, mà bánh đúc nóng là món quà để ăn chơi, ăn cho thanh cảnh chứ không phải để lấp đầy bụng rỗng.

Ngày đông lành lạnh, thưởng thức bát bánh đúc ấm, cảm giác thảnh thơi thật sự. Bánh đúc từ một món quà "ăn cho no" gắn liền với phố thị bình dị, nay đã có cho riêng nó một phiên bản thanh tao và tinh tế rất đỗi Hà thành, là thức quà của những chiều đông khi người ta thèm một chút gì đó cho vui mồm, không quá đầy mà vừa vặn làm ấm bụng.

Một số địa bán bánh đúc ngon ở Hà Nội:

Bánh đúc nóng Minh Khai: Đầu ngõ 296 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân: Số 8 Ngõ 8B Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bánh đúc nóng Trung Tự: Sân khu tập thể C2 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.

Bánh đúc nóng Hà Nội tại Hàng Bè: 28 Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bánh đúc nóng Hà Nội tại chợ Nghĩa Tân: Chợ Nghĩa Tân – B6 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bánh đúc nóng Hà Nội & bánh chín tầng mây Khâm Thiên: Số 30 hẻm 18 Ngách 79 Ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Phở đêm Hà Nội
    Phở đêm Hà Nội cho người ăn khuya là đặc sắc ẩm thực Hà Thành, phở không chỉ ăn sáng mà còn phục vụ đêm cho những người thức khuya thưởng thức.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Bánh đúc nóng - Thức quà ấm áp của mùa đông Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO