36 phố phường

Phở đêm Hà Nội

Việt Thương (T/h) 28/11/2023 09:10

Phở đêm Hà Nội cho người ăn khuya là đặc sắc ẩm thực Hà Thành, phở không chỉ ăn sáng mà còn phục vụ đêm cho những người thức khuya thưởng thức.

pho-ha-noi.jpg

Đặc sản phở Hà Nội xuất hiện từ những năm 1930. Đến khoảng năm 1937 - 1938, phở có mặt ở khắp nơi. Thời đại hoàng kim của món ăn này là từ 1939 - 1942.

Từ giữa những năm 1960 - 1990, ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành tại miền Bắc xuất hiện món phở không thịt - “phở không người lái”. Từ thập niên 90, phở trở nên phong phú hơn và thường được ăn cùng với những miếng quẩy giòn rụm.

Hiện nay, phở Hà Nội đã vươn tầm thế giới, nổi tiếng và xuất hiện tại nhiều đất nước. Ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia… đã có nhiều quán phở Hà Nội thơm ngon được mở ra để thuận tiện quảng bá nét ẩm thực cuốn hút của đất nước Việt Nam.

Phở xưa thường được bán trên các gánh hàng rong với nước dùng đậm mùi quế, hồi, xương bò ninh và nhiều gia vị khác. Nước dùng được ninh trong khoảng 10 tiếng nên rất ngọt, hồi và quế được nướng trước khi nấu để dậy lên hương vị đặc trưng.

Phở Hà Nội là dấu ấn ẩm thực khó quên, lưu giữ những hương vị hồn cốt của dân tộc. Phở là sự hòa quyện tinh tế giữa nước dùng béo ngậy, rau thơm thanh mát, thịt bò/thịt gà thơm lừng cùng nhiều nguyên liệu khác.

Món ăn này được thưởng thức khi còn nóng hổi và đậm đà. Nhiều người thường thích cho thêm chanh, dấm tỏi, tương ớt phở Hà Nội tùy khẩu vị.

2319_foody-mobile-t10-jpg.jpg

Sau đây là những cái tên được đánh giá cao trong “bản đồ” phở đêm ngon nổi tiếng Hà Nội:

Phở gà Hà số 15 Hàng Hòm

pho-bo-27-635536579574320715.jpg

Phở gà ở đây mang hương vị đúng chuẩn với gà được luộc vàng ươm, thịt chín đều, phần da bên ngoài không bị rách trông rất đẹp mắt. miếng thịt gà trong bát phở bưng ra rất mềm và ngọt thịt, ăn cùng với nước dùng đậm đà là bạn đã có một bữa đêm ngon miệng, ấm cái bụng rồi.

Địa chỉ: 15 Hàng Hòm, P. Hàng Gai, Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian: Đang mở cửa (9:00 - 23:30)

Phở Biên số 1 Lê Văn Hưu

monngondongiancom.jpg

Nếu bạn thích ăn khuya, hãy ghé quán phở Biên. Quán đã chuyển về địa chỉ Lê Văn Hưu từ năm 1995, trước đó ông Biên đã bán phở gánh trong thời gian dài. Hiện nay, chị Vui - con gái ông Biên đã tiếp quản quán và vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của công thức gia truyền. Một bát phở tái chín, được chan nước sốt vàng đậm đà và thơm phức.

Địa chỉ: Số 1 Lê Văn Hưu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Giờ mở bán: 17:00 – 23:00
Giá bán: 20.000 – 55.000 VNĐ/suất

Phở gánh tái lăn 61 Hàng Ngang

0evxeu9s.png

Phở gánh tái lăn Hàng Ngang từ lâu đã rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, phục vụ nhiệt tình và đặc biệt là giờ bán hàng độc đáo nên người ta phải tìm đến mà ăn bằng được. Nước dùng được hầm bằng xương bò, xương tủy heo tươi ngon, thêm chút gia vị cho đậm mùi thơm, ngọt nước dùng. Tô phở đầy bánh, dai dai, mềm mềm, hành lá xanh ngắt rắc đầy trên bát, miếng thịt bò đỏ tươi ngon, chín tái vừa phải giữ nguyên bị ngọt, hành tây thơm lừng bốc khói nghi ngút làm ta không thể chối từ.

Địa chỉ: 61 Hàng Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian mở cửa: 00:00 – 07:00
Mức giá: 40.000đ – 50.000đ

Phở gánh Hàng Chiếu

unnamed-1-20.png

Ba giờ sáng tại ngã tư Hàng Đường-Hàng Chiếu, là lúc quán phở Gánh bắt đầu dọn hàng mở bán. Những vị khách từng đến đây để ăn đêm một lần thì không thể không tới lần hai. Tuy quán phở đơn giản và mộc mạc, chẳng có treo biển hiệu, nhưng lúc nào khách cũng đông đúc, tấp nập. Không quản nắng mưa, quán đều mở cửa đều đặn để phục vụ cho những thực khách.

Địa chỉ: Ngã tư Hàng Đường – Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian mở cửa: 03:00 – 07:00
Mức giá: 25.000đ – 40.000đ

Phở gà Nguyệt số 5 Phủ Doãn

369d5yra.png

Phở Nguyệt luôn được xếp vào hàng các tiệm ăn “lão làng” tại Phủ Doãn. Vì khách ruột 60, 70 tuổi sinh sống ở đây cũng không rõ quán mở khi nào. Theo lời kể lại, cách đây 20, 30 năm, từ ngày phở trộn còn là món khá mới lạ, đắt đỏ thì quán đã mở cửa bán món này. Khách sống gần đó thường tới ủng hộ rồi thành mối quen. Gắn bó tới ngày nay chứ cũng không cố gắng tìm nguồn gốc tiệm.

Menu tiệm chuyên các món phở gà, thịt đùi, ức, cánh, đồ lòng… khách muốn ăn 1 món hay combo thập cẩm đều có thể tha hồ order. Chủ tiệm là người bán phở lâu năm tại Hà Thành, hương vị canh “chuẩn” sở thích của dân phố cổ nên khách siêu đông.

Địa chỉ: Số 5 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở bán: 06:30 – 13:00; 17:00 – 00:00
Giá bán: 50.000 – 100.000 VNĐ/suất

Phở Đường Tàu số 3 Trần Phú

2low37vm.png

Quán phở Đường Tàu là quán ăn đã tồn tại lâu đời và vô cùng quen thuộc với người dân Hà Thành. Nếu muốn thưởng thức một tô phở bò đậm đà, mang hơi thở của Hà Nội thời xưa cũ thì đây là quán phở mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua. Cứ độ cuối chiều, chập tối là quán lại đông nghịt thực khách với cơ man nào là những yêu cầu riêng về món phở mà chắc hẳn chỉ có người ăn quen và người bán quen mới hiểu được.

Địa chỉ: Số 3 Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian mở cửa: 18:00 – 04:00
Mức giá: 20.000đ – 33.000đ./.

Bài liên quan
  • Ẩm thực Hà Nội 36 phố phường
    Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những câu chuyện lịch sử và văn hóa thú vị mà 36 phố phường Thủ đô còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản Hà Nội trứ danh mà chỉ cần gọi tên món là nhớ ngay tên phố.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Thơ về chiến tranh cách mạng 1946 - 1954 từ hướng nhìn Thủ đô Hà Nội
    Lịch sử thi ca chiến tranh cách mạng Việt Nam đã xác nhận có một khu vực tác phẩm oai hùng, chói sáng, đó là một di sản văn hóa quý báu: thơ viết về Thủ đô Hà Nội, trái tim của Tổ quốc, ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Thơ ca kháng chiến giai đoạn này bao gồm cả thơ viết về Hà Nội hoặc thơ liên quan đến Thủ đô. Số lượng tác phẩm phải đến hàng trăm. Nhiều tác phẩm đạt tới hiệu quả nghệ thuật nhất định, để lại giá trị lịch sử - văn hóa từ đó cho đến hôm nay và mai sau.
  • [Podcast] Tạo sức bật cho hoạt động đổi mới sáng tạo Thủ đô từ quy định thử nghiệm có kiểm soát
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có điểm mới rất đáng chú ý khi cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế, với phạm vi được giới hạn. Quy định thử nghiệm có kiểm soát sẽ tạo sức bật và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
  • 3.000 người biểu diễn tại Ngày hội Văn hoá Thể thao người cao tuổi Thủ đô
    Sáng 19/10, tại phố đi bộ đường Trần Nhân Tông, Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Hội Người cao tuổi thành phố, Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi thành phố tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao người cao tuổi vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô năm 2024.
  • Công chiếu toàn quốc phim tài liệu về bóng đá nữ Việt Nam
    Bộ phim tài liệu “Bóng Đá Nữ Việt Nam, Chuyện lần đầu kể” do đạo diễn Nguyễn Thị Thắm thực hiện được công chiếu tại 52 cụm rạp toàn quốc bắt đầu công chiếu từ ngày 18/10/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm trên phố Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), được thành lập vào năm 1987 và lọt top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nhận giải thưởng "Phụ nữ Việt Nam 2015" và "Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam". Là nơi kể nhiều câu chuyện về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phở đêm Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO