36 phố phường

Xôi khúc - Món ăn đường phố đậm chất Hà Thành

KT 20:11 26/10/2023

Nổi tiếng là món ăn đường phố tại mảnh đất Hà Thành, trải qua bao nhiêu thăng trầm, xôi khúc Hà Nội vẫn giữ nguyên được hương vị của nhiều năm về trước. Chính điều này đã giúp xôi khúc níu chân được nhiều thực khách quay lại trở lại thưởng thức.

2-thuong-hieu-xoi-khuc-dinh-dam-nhat-nhi-ha-noi-co-gi-khac-biet-1-1606184390.jpg

Bánh khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường có nhiều ở miền Bắc, bảo sao mà vào Sài Gòn khó tìm thấy. Người ta sử dụng lá cây rau khúc, mà phải là loại khúc nếp để lá thơm ngon hơn trộn với bột gạo nếp, dùng đậu xanh và mỡ lợn làm nhân. Bánh khúc được hấp chín cùng với gạo nếp, khi lấy ra sẽ có cả một lớp xôi nếp dẻo thơm bao bọc bên ngoài.

Mùa rau khúc ngon nhất là vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm mà bánh khúc ăn ngon nhất, thơm và đậm mùi vị rau khúc nhất.

banh-khuc-nong-thom-ngon-1.jpg

Có hai loại rau khúc là rau khúc nếp và rau khúc tẻ. Muốn làm bánh ngon, người làm bánh nên chọn rau khúc nếp tươi non, hái từ buổi sớm, có hương thơm. Rau khúc sau khi làm sạch, luộc chín, xay nhuyễn vắt lấy nước cốt và trộn với bột gạo nếp để làm vỏ bánh. Gạo nếp và đậu xanh được vo, đãi sạch tạp chất, ngâm 4-6 tiếng, vớt ra để ráo nước. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, đồ chín, giã thật mịn, nặn viên tròn cùng thịt lợn. Thịt lợn là loại thịt ba chỉ không nạc hay mỡ quá, thái miếng nhỏ được tẩm ướp gia vị như: muối, nước mắm, hạt tiêu.

Dàn mỏng lớp vỏ bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kỹ làm áo để cho bánh không bị dính vào nhau. Còn 1 kiểu khác là gói bánh khúc trong lá chuối để hấp nhưng cách dùng xôi thông dụng và được nhiều người yêu thích hơn.

2-1.jpg

Thời gian từ khi nước sôi đến lúc bánh chín chừng 45 phút, trước đây thường đốt một que hương để cháy hết là được.

Cũng giống như bánh chưng, bánh dày, giò chả, bánh khúc giữ nét quê hương truyền thống, để ta biết – để nhớ – bánh khúc, vị bánh mà đi đâu cũng sẽ cảm thấy lưu luyến và muốn trở về để được thưởng thức.

Ngày trước, người ta thường đội thúng đi bán, rồi rao miệng. Sau này, khá khẩm hơn thì có chiếc xe đạp gắn theo cái loa, vừa đi vừa rao "Bánh khúc đây, xôi lạc bánh khúc đây!". Tiếng loa rè rè, âm thanh vang vọng vào không gian, lúc xa lúc gần văng vẳng, bởi vậy mà có rất nhiều người nghe nhầm thành "Tôi là bánh khúc đây!".

Không có nhiều sự khác biệt so với hương ngày xưa, xôi khúc ngày nay vẫn được nấu từ các nguyên liệu cơ bản như gạo nếp, lá khúc, đỗ xanh và thịt ba chỉ. Đi cùng với đó, xôi khúc Hà Nội sẽ được gói trong từng tờ lá chuối xanh mướt, tạo nên mùi hương đặc biệt.

Giá thành của xôi khúc cũng không quá đắt và được bày bán ở nhiều nơi tại Hà Nội, thuận tiện cho người mua lẫn người bán. Người Hà Nội cũng xem xôi khúc là một món không thể thiếu trong buổi sáng hoặc làm quá chiều ưa thích. Hình ảnh này tạo nên một đẹp rất riêng của con người Thủ đô.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người thắc mắc rằng, xôi khúc và bánh khúc có phải là một hay không? Theo người Hà Nội, hai tên gọi này đều là một, tùy vào từng vùng miền nó sẽ có một tên gọi riêng. Ở miền Bắc, mọi người thường gọi là bánh khúc và xôi khúc, còn ở miền Nam người ta chỉ có một tên gọi duy nhất là xôi khúc.

Một số địa chỉ bán xôi khúc ngon ở Hà Nội:

Bánh khúc Quân
Địa chỉ: 35 Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm; 102C6 Lương Định Của, quận Đống Đa; ngõ 46B Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa Giờ mở cửa: 06h00 - 20h30 Giá tham khảo: 19.000 - 34.000 VNĐ/chiếc.

Bánh khúc Hải Ngân
Địa chỉ: 30 Ngõ 193/22 Bồ Đề, quận Long Biên; 28 Thành Công, quận Ba Đình; 06 Chùa Bộc, Trung Liệt, quận Đống Đa
Giờ mở cửa: 05:45 - 02:15
Giá tham khảo: 19.000 - 46.000 VNĐ/chiếc.

Xôi khúc cô Lan Hà Nội
Địa chỉ: 69B Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng; 29 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình; 20 Lê Duẩn, quận Đống Đa; 225 Thụy Khuê, quận Tây Hồ
Giờ mở cửa: 06h00 - 21h00
Giá tham khảo: 13.000 VNĐ/chiếc.

Bánh khúc Hải Ngân

Địa chỉ: Số 30 Ngõ 193/22 Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội;
Số 28 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội;
Số 06 Chùa Bộc, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Giờ mở cửa: 05:45–02:15
Giá tham khảo: 19.000 – 46.000 VNĐ/chiếc.

Bánh khúc cô Mai

Địa chỉ: 42 Hàng Bồ, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 06:00 – 09:15 | 18:45 – 22:00
Giá tham khảo: 15.000 VNĐ/chiếc.

Bánh khúc Hằng Nga

Địa chỉ: 2B20 Nghĩa Tân, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ mở cửa: Sáng từ 6h – chiều từ 15h
Giá tham khảo: 13.000 – 15.000 VNĐ/chiếc.

Bài liên quan
  • Bún thang Hà Nội
    Bún thang Hà Nội là một trong bốn món ngon của Thủ đô vào Top 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam trao chứng nhận.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sông Hồng và con người giữ vai trò quyết định sự phát triển đô thị, tương lai của Hà Nội
    Đó là đánh giá của GS.TS – NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Trên thực tế, Luật Thủ đô 2024 cũng như 2 quy hoạch lớn của Thành phố Hà Nội đã xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sông Hồng, nguồn lực con người nói riêng đối với việc phát triển Hà Nội trong tương lai tới đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Hà Nội sử dụng hơn 213 tỷ đồng hỗ trợ nông dân sản xuất cây vụ Đông, khắc phục hậu quả bão số 3
    Tại Kỳ họp thứ XVIII vừa qua, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đây là một chính sách lớn, thiết thực để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, sớm ổn định đời sống nhân dân.
  • Hà Nội phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" 2024
    Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 16/10/2024 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
Xôi khúc - Món ăn đường phố đậm chất Hà Thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO