36 phố phường

Bánh tôm Hồ Tây - món ngon của người Hà Nội

Nguyễn Lâm 19/10/2023 15:51

Nhắc đến bánh tôm, đây là loại bánh có nguồn gốc từ những gánh hàng rong. Sau này, bánh được ưa chuộng hơn nên được đưa vào bán ở các hàng quán lịch sự, sang trọng. Cái tên “bánh tôm Hồ Tây” ra đời cũng nhờ trước đó các gánh hàng này bán ven Hồ Tây sau này hàng quán cũng thế mà ở quanh hồ.

tom2-1613644532-2023-1613645498.jpg
"Lên Hồ Tây ăn bánh tôm" đã trở thành thương hiệu của người Hà Nội

Về sau, bánh tôm dần xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng lớn nhưng hầu hết đều phân bổ ở quanh hồ. Chính vì vậy mà món ăn được gọi với cái tên bánh tôm Hồ Tây.

Bánh tôm Hồ Tây bắt đầu phổ biến ở Hà Nội từ những năm 30 của thế kỉ XXI. Thời điểm đó dọc đường Thanh Niên chạy giữa Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây có rất nhiều gánh hàng rong tụ tập. Có nhiều khách du lịch miền Nam khi ra Hà Nội đã phải lòng bánh tôm Hồ Tây vì cái vị chua chua, ngọt ngọt từ nước mắm, giòn giòn từ bột chiên và vị ngọt ngậy của thịt tôm đất.

Bánh tôm Hồ Tây là món ăn đi dọc thời gian, nghĩa là nó không bị thay đổi nhiều về cách làm, cách ăn dù thời thế có nhiều đổi thay. Bánh được làm bằng tôm đánh bắt từ Hồ Tây với vỏ mỏng, thịt chắc, có vị ngọt béo.

banh-tom-ho-tay-5.jpg

Bánh chế biến khá đơn giản. Những con tôm tươi được đánh bắt trực tiếp từ Hồ Tây, sau đó tẩm ướp gia vị và chiên cùng bột mì giòn, thêm một chút khoai lang thái sợi là đủ thơm nức mũi. Bánh tôm Hồ Tây ăn nóng cùng nước chấm chua ngọt kèm chút rau sống thanh mát.

Thuở xưa, bánh tôm được gánh trên những gánh hàng rong bán dọc theo con đường Cổ Ngư (Nay gọi là đường Thanh Niên). Không biết từ bao giờ món ăn chơi này đã trở thành món ăn đắt giá mà mỗi du khách đến với nơi đây đều muốn nếm thử một lần.

Nếu muốn thưởng thức món ngon Hà Nội thì phải nghĩ ngay đến bánh tôm Hồ Tây. Bởi đối với người dân địa phương thì bánh tôm Hồ Tây không chỉ là một món ăn mà nó còn gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm gia đình trước đó. Vừa thưởng thức bánh tôm nóng giòn, thơm ngọt, vừa ngắm mặt nước Hồ Tây yên bình, phẳng lặng thì không còn buổi chiều nào tuyệt diệu hơn.

Ngày nay, theo nhu cầu cũng như sở thích của nhiều người mà bánh tôm Hồ Tây không chỉ là món đặc sản của riêng Hà Nội mà đã có mặt ở nhiều nơi. Nhưng dù đi bất cứ đâu, món ăn vẫn mang dư vị của một mảnh đất với bao gió sương cùng những miền ký ức xưa còn đọng lại trong đó.

Dạo qua những con phố, ngắm nhìn quang cảnh một Hà Nội phồn hoa và thưởng thức món bánh tôm chiên giòn nóng nổi đã trở thành niềm vui của nhiều thực khách khi đến với nơi đây.

Một buổi chiều Hà Nội mùa thu se lạnh như thế này, nhâm nhi chiếc bánh tôm nóng hổi và ngắm phố phường tấp nập người qua lại, còn gì vui thú hơn.

“Bánh tôm Hồ Tây” hay “lên Hồ Tây ăn bánh tôm” đã trở thành những câu nói rất quen thuộc đối với nhiều người Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
  • Ẩm thực làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN
    Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bánh tôm Hồ Tây - món ngon của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO