36 phố phường

Tìm lại hương vị truyền thống từ món bánh nếp "trứ danh" của người Hà Nội

Ngân Hà (t/h) 10/10/2023 21:49

Bên cạnh những đặc sản nổi tiếng như cà phê, phở,... ở Hà Nội còn có một món ăn bình dị, gắn liền với tuổi thơ biết bao thế hệ người dân đến nay vẫn được tìm kiếm và yêu thích. Đó là bánh nếp - món ăn cổ truyền "hiếm có khó tìm" giữa lòng Hà thành hiện đại.

Không chỉ là điểm đến "nghìn năm văn hiến" nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, Hà Nội còn hấp dẫn bất kỳ ai ghé thăm bởi nền ẩm thực mang đậm tinh hoa, văn hóa Thủ đô.

Bánh nếp là món ăn truyền thống lưu giữ bản sắc văn hóa của người Hà Nội. Tuy nhiên, theo thời gian, món bánh nếp trứ danh Hà thành dần bị thất truyền, chỉ còn rất ít nơi bán và chế biến chuẩn vị. Bởi vậy, giữa lòng thành phố nhộn nhịp, hiện đại, bánh nếp được xem như món ăn cổ truyền “hiếm có khó tìm”.

hong-ngoc-1116.jpg
Bánh nếp có lớp vỏ mỏng mềm dẻo, phần nhân đỗ xanh hoặc thịt mỡ béo ngậy, đậm đà (Ảnh: Hồng Ngọc).

Giống như nhiều loại bánh truyền thống khác, bánh nếp cũng gồm hai thành phần chính là lớp vỏ được làm từ bột nếp và nhân là đỗ xanh hoặc thịt mỡ, tôm hành. Để làm bánh nếp ngon và chuẩn vị xưa, theo chị Hương, nguyên liệu làm bánh phải được tuyển chọn kỹ lưỡng.

banh-nep-16-1119.jpg
Nhờ cách làm kỳ công với nguyên liệu chọn lựa tỉ mỉ mà thực khách khi thưởng thức bánh nếp không cảm thấy ngán (Ảnh: Nhà hàng Bể cá).

Trong đó, phần vỏ bánh được chế biến từ một loại nếp đặc biệt giúp ăn không bị ngấy và nặng hay nóng bụng. Lượng bột cho mỗi chiếc bánh cũng được đong đếm vừa đủ để tạo lớp vỏ mỏng, mềm dẻo, không bị vỡ khi hấp chín.

Nhân thịt mỡ được tuyển chọn kỹ càng từ lợn ỉ ta, khi chế biến có độ giòn và thơm đặc trưng, làm tăng hương vị cho món bánh nếp.

Phần nhân được chia thành hai loại là nhân thịt mỡ hoặc nhân tôm thịt. Thịt mỡ lấy từ phần mỡ gáy để có độ giòn, thơm. Còn tôm được sử dụng là loại tôm rảo còn tươi rói, kích thước đồng đều để khi xay ra, xào lên vẫn dậy mùi thơm đậm đà của miền biển.

Ngoài nguyên liệu chính gồm tôm, thịt mỡ, phần nhân bánh còn được chế biến khéo léo cùng các gia vị đi kèm như hạt tiêu, mắm Phú Quốc, Phan Thiết hay mộc nhĩ Điện Biên,... để đảm bảo món ăn dậy mùi thơm, có hương vị đậm đà đặc trưng nhất.

Bên cạnh đó, lá chuối cũng được tuyển chọn cẩn thận, thường được phơi qua nắng hoặc hơ qua lửa (trong ngày trời râm mát, mưa gió không có nắng) để lá mềm và đảm bảo có độ dai. Nhờ đó, bánh khi gói không bị rách lá, không làm lộ phần bột ra ngoài.

maxresdefault.jpg

Nhờ cách chế biến tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong từng công đoạn mà món bánh nếp vẫn được lòng nhiều thực khách ở thành phố hiện đại, trở thành thức quà làm ấm bụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Món bánh trắng mịn, mềm dẻo này cũng thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng mùng 1, rằm hay dịp lễ Tết, trở thành món ăn quen thuộc của người Hà Nội đến tận ngày nay./.

Bài liên quan
  • Mê mẩn món canh cua thanh mát chuẩn vị Hà Nội
    Giữa bao nhiêu món ăn ở khắp bốn phương trời quy tụ về Hà Nội,  bát canh cua vẫn được nhiều người yêu thích lâu bền. Canh riêu cua chan bún, canh cua rau đay mướp hương, canh cua hoa thiên lý… không chỉ là những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đưa cơm ngày hè mà còn gợi bao thương nhớ đồng quê.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Tìm lại hương vị truyền thống từ món bánh nếp "trứ danh" của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO