36 phố phường

Quán bún đầu cá "độc nhất" Hà Nội

Ngân Hà (t/h) 08:17 15/07/2023

Bún cá từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội. Thế nhưng, giữa hàng trăm quán bún cá rô phi bình thường khác thì quán bún sử dụng nguyên liệu chính là đầu cá thì chỉ có quán bún cá của bà Lương Thị Luyến nằm trên con phố Hồng Phúc (Ba Đình, Hà Nội).

kham-pha-quan-bun-dau-ca-22-nam-giua-pho-co-ha-noi-ngay-ban-500-suat-9-1651830110-891-width730height547.jpg

Ở Hà Nội không khó để tìm thấy một quán bún cá, nhưng để tìm một nơi thịt cá làm từ cá trắm thì không phải dễ.

Cách đây 22 năm, bà Luyến đi học nghề bán bún cá ở quê nhà, sau đó lên Hà Nội mở quán. Từ lúc đầu bà đã chọn sự khác biệt và lối đi riêng, không làm cá rô phi giống các chỗ khác mà thay vào đó là cá trắm. Nhưng những ngày đầu vắng khách, phần thừa đầu cá bà Luyến thường bỏ đi, sau này bỏ thấy phí quá nên tìm cách chế biến thành món ăn độc đáo.

bun-dau-ca-pho-co-ha-noi-toan-vu-6-1652280889948-1652781230484-1652781304713707735483.jpg

"Lúc mới tận dụng đầu cá, chỉ rán lên để mời khách ăn thêm không tính tiền. Hồi đó mỗi ngày bán chỉ được khoảng 10kg cá, chẳng bằng một phần mười bây giờ.

Nhưng về sau lại được nhiều người hỏi tìm đến để ăn riêng đầu cá. Đến bây giờ nhiều người tìm đến ăn đầu cá rất đông, bún, bánh đa cá chỉ coi như bán thêm", bà Luyến chia sẻ.

bun-dau-ca-pho-co-ha-noi-toan-vu-28-1652280890657-1652781441310-16527814429151291230553.jpg

Để ra được những bát đầu cá, bún cá ngon bà luyến phải đặt cá hàng ngày cứ sáng sớm có người mang tới. Sau đó chế biến sao cho kịp buổi trưa bán, đặc biệt phần đầu cá được làm rất cẩn thận, từ bổ đôi, sơ chế sạch nếu không sẽ bị tanh.

Cá trắm sau khi được mua về sẽ chế biến luôn trong ngày theo công thức riêng để làm sao cho thịt cá bên ngoài thì giòn, bên trong thì vẫn mềm và ngọt. Ngoài thịt cá, lòng cá cũng được chị chế biến thành món ngon, giòn sần sật, bùi và ngậy; trứng cá bùi bùi, thơm thơm nhưng không bị quá khô.

kham-pha-quan-bun-dau-ca-22-nam-giua-pho-co-ha-noi-ngay-ban-500-suat-3-1651830110-639-width730height485.jpg

Miếng cá rán kết hợp với bún và nước dùng có sử dụng nước ép dứa và táo tạo độ chua thanh hợp vị cùng với vài miếng chả cá dai dai, vài cọng rau cần, hành lá tạo thành món ăn ngon được nhiều người yêu thích.

bun-dau-ca-pho-co-ha-noi-toan-vu-7-1652280888211-1652781456856-16527814582162017462640.jpg

Đầu cá được bà Luyến rán giòn với mỗi suất gồm nửa chiếc đầu thêm rau cần một ít lòng cá có giá 40 nghìn đồng. Ngoài ra khách có thể gọi thêm thịt cá, chả cá, trứng cá. Tùy vào cách ăn của mỗi người mà mỗi suất có thể lên tới 150 nghìn đồng./.

Bài liên quan
  • Những món quà chiều của thế hệ gen Z
    Những món quà chiều (hay còn được gọi là đồ ăn vặt) của thế hệ gen Z ngày nay so với thế hệ trước đã được chế biến đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Thậm chí nhiều gen Z còn gặp phải khó khăn khi đưa ra quyết định "Hôm nay ăn gì?".
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Quán bún đầu cá "độc nhất" Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO