36 phố phường

Top 7 món bún Hà Nội "được lòng" du khách quốc tế

Ngân Hà (t/h) 21:16 11/07/2023

Ngoài những đặc sản, món sơn hào hải vị thì Hà Nội còn nức tiếng bởi những món ăn vặt, thức quà sáng mà rất nhiều du khách trong nước và du khách quốc tế đã hết lời khen ngợi, bởi độ ngon, sự tinh tế. Một trong những món ăn được nhiều du khách thích đó là món bún, với rất nhiều loại khác nhau, tạo lên nét riêng, độc đáo.

Bún ốc

Bún ốc là món dân dã và quen thuộc với tuổi thơ của những người con ở vùng quê Bắc Bộ. Món ăn là sự kết hợp của những nguyên liệu không thể thiếu như: Đậu phụ rán giòn, chuối xanh, thịt và ốc đã được xào sơ, sau đó nấu với nghệ tươi.

am-thuc-ha-noi11-16889609095651471152613.jpg

Tô bún ốc thành phẩm có màu vàng đặc trưng của nghệ, kết hợp với vị chua dịu của mẻ, chuối vừa chín tới nên có vị bùi mà không bị nát, ốc thì béo, giòn và vẫn giữ được độ dai hoàn hảo.

Khi ăn du khách ăn cùng với bún, lá tía tô, lá lốt, mắm tôm để tăng thêm hương vị.

Bún chả

Món bún chả là một trong những món ăn đặc sản của Hà Thành và được đánh giá là trong top 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn nhất trên thế giới. Bất kỳ quán ăn đường phố hay nhà hàng lớn nào tại Hà Nội đều phục vụ món ăn đặc sản này.

am-thuc-ha-noi7-16889606205761660380265.jpg

Một phần bún chả đầy đủ bao gồm bún, chả thịt nướng, nước chấm và các loại rau sống như: Xà lách, rau thơm, tía tô,... Chả thịt nướng có 2 loại là chả miếng và chả viên, dù là loại chả nào thì cũng được chế biến một cách công phu qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp.

Nét độc đáo của món ăn này nằm ở nước chấm. Trong chén nước chấm sẽ được để chung với chả thịt nướng, có thêm đu đủ xanh hay cà rốt. Vị của nước chấm phải đảm bảo chua, cay, mặn, ngọt từ các nguyên liệu như giấm, nước mắm, đường, ớt, tỏi thì mới gọi là đúng chuẩn bún chả Hà Nội.

Bún cá rô đồng

Nguồn gốc bún cá rô đồng không phải từ Thủ đô Hà Nội, mà ở các địa phương, và đã được người dân địa phương mang cách nấu này lên Hà Nội và đã trở thành một trong những món bún ngon của Hà Nội.

am-thuc-ha-noi3-1688960785430813309146.jpg

Nguyên liệu chính của món ăn này chắc chắn không thể thiếu cá rô đồng tươi được luộc rồi gỡ thịt và xương ra, sao cho thịt còn nguyên vẹn, không bị nát. Phần thịt cá sau đó một phần đem rán vàng, một phần được xào qua với chút gia vị. Vì vậy khi ăn du khách sẽ cảm nhận sự kết hợp mới lạ nhờ vị giòn của cá rán, còn cá trần thì lại rất mềm.

Nước dùng là do xương và đầu cá ninh ra nên có vị ngọt, đậm đà đặc trưng. Khi ăn du khách có thể ăn kèm với các loại rau: Rau cải, rau muống, rau cần, cải cúc,...

Cũng có nhiều quán bún cá chế biến thêm cá rán và topping là tôm tươi, giò bò…

Bún thang

Bún thang được nhiều người đánh giá là khó nấu và cầu kỳ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến nấu.

am-thuc-ha-noi12-1688960854610334453442.jpg

Sợi bún có kích thước vừa phải không to mà cũng không quá nhỏ, thịt gà phải mềm và béo, thường được dùng nhất là lườn gà, xé nhỏ ra đặt cạnh giò lụa xắt sợi rồi đến những miếng trứng được rán rất mỏng xắt sợi.

Bún thang sẽ rất ngon nếu như có thêm ruốc tôm, củ cải dầm, rau răm,... đặc biệt là nhúng đầu đũa tinh dầu cà cuống, cùng chút mắm tôm là đặc trưng của món ăn này.

Nước dùng được ninh từ xương gà hay xương lợn, liên tục vớt bọt để đảm bảo nước dùng trong nhất có thể. Có quán bún thang sẽ cho vào nước dùng đầu tôm he khô, khô mực để làm dậy mùi và ngọt nước.

Bún mọc

Bún mọc là món ăn đặc trưng với nguyên liệu chính gồm những viên mọc, được làm từ thịt loại ngon băm nhuyễn với nấm hương rồi vo tròn.

am-thuc-ha-noi2-1688960979874411514750.jpg

Và một trong những thành phần tạo nên bún mọc ngon là ở nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương, thêm các nguyên liệu gồm hành khô đã nướng cháy vỏ, cà chua, dọc mùng, sườn non để thêm độ ngọt.

Bún mọc được ăn kèm với mắm tôm, ớt, sa tế, rau sống, chanh để tăng thêm hương vị.

Bún riêu cua

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không kể đến món bún riêu cua của Hà Nội, bởi đây cũng là một trong những món bún dân dã nhưng cực kỳ ngon và dễ gây nghiện cho du khách.

am-thuc-ha-noi123-1688961168503748805621.jpg

Bún riêu được nấu từ nguyên liệu chính là cua đồng xay, cà chua thái múi, hành khô, hành lá thái nhỏ. Tô bún riêu cua hấp dẫn với nước dùng thanh thanh, nhiều người ăn món bún này để nhẹ bụng. Một bát bún riêu cua chỉ với những nguyên liệu đơn giản như bún, gạch cua, nước dùng, hành hoa ăn kèm với xà lách, hoa chuối... Một số quán có bổ sung thêm nguyên liệu đa dạng hơn tùy theo khẩu vị của thực khách như: Giò tai, sườn sụn, giò lụa, đậu rán, thịt bò... 

Bún đậu mắm tôm

Danh sách món bún ngon ở Hà Nội thật khó có thể bỏ qua bún đậu mắm tôm - món ăn nổi tiếng đặc trưng vỉa hè tại thủ đô khiến cả khách Việt và Tây mê mẩn. Một mẹt bún đậu mắm tôm gồm có bún thái miếng, đậu chiên giòn, chả cốm, nem rán, lòng dồi, thịt chân giò. 

am-thuc-ha-noi6-16889613967252067672256.jpg

Ăn kèm với món bún đậu mắm tôm gồm có các loại rau như dưa leo, kinh giới, tía tô. Linh hồn của món ăn này đó chính là mắm tôm, đó là loại mắm thơm ngon đặc trưng từ vùng biển Thanh Hóa. Mặc dù không phải du khách nào cũng có thể ăn được mắm tôm, nhưng khi thưởng thức một lần rồi có thể "nghiện".

Bài liên quan
  • Bản đồ ẩm thực “Food tour” Hoàn Kiếm hấp dẫn du khách
    Sau câu chuyện Michelin vinh danh ẩm thực Việt, trong đó có một số nhà hàng ở địa phương, UBND quận Hoàn kiếm đã lên kế hoạch xây dựng “bản đồ ẩm thực”, cụ thể là “food tour” để du khách có trải nghiệm ẩm thực tốt nhất khi đến đây.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Top 7 món bún Hà Nội "được lòng" du khách quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO