36 phố phường

Mê mẩn món canh cua thanh mát chuẩn vị Hà Nội

NH (t/h) 07:25 18/07/2023

Giữa bao nhiêu món ăn ở khắp bốn phương trời quy tụ về Hà Nội,  bát canh cua vẫn được nhiều người yêu thích lâu bền. Canh riêu cua chan bún, canh cua rau đay mướp hương, canh cua hoa thiên lý… không chỉ là những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đưa cơm ngày hè mà còn gợi bao thương nhớ đồng quê.

Vào mùa hè dưới cái nắng chang chang, đồng ruộng màu mỡ, xanh tốt, những con cua ra khỏi hang, ngoi lên bờ. Đó là vụ thu hoạch cua đồng lớn nhất và duy nhất trong năm. Những con cua dày thịt, nhiều gạch được các bà nội trợ Hà Nội đặc biệt ưa thích.

meo-hay-giup-ban-nau-rieu-cua-dong-lai-thanh-mieng.jpg

Món canh cua vốn cầu kì, công phu, tỉ mỉ, công đoạn nào cũng cần có kĩ năng và kinh nghiệm. Từ bóc yếm đến lột mai, từ giã phần thân cho nhuyễn với chút muối cho đỡ bắn, đến khêu gạch bằng cái que tre cật dẹt. Lọc cua cũng cần một kỹ năng... thượng thừa của những bà nội trợ. 

Canh riêu cua của người Hà Nội cũng tùy khẩu vị mỗi người thưởng thức. Có người thì bảo không được thiếu mắm tôm nhưng chỉ cho ít thôi. Thời điểm cho mắm tôm cũng phải lựa. Bỏ vào nồi riêu sôi thì sẽ bị nồng, rất khó chịu. Mà bát canh bưng ra bàn rồi, nguồi nguội mới cho mắm tôm thì sẽ bị tanh. Vậy nên đầu bếp kinh nghiệm chính là khi múc gạch cua ra bát, rắc hành lên, múc đầy bát thì cho mắm tôm thôi.

canh-rieu-cua-recipe-main-photo.jpg

Bún riêu cua Hà Nội truyền thống chỉ có vị mộc từ thịt riêu cua, gạch cua, cà chua và hành hoa. Theo thời gian, để ''chiều'' lòng người, bún riêu có biến tấu thêm giò tai, đậu phụ chiên, trứng vịt lộn vào cho topping phong phú.

Canh riêu cua ăn kèm rau sống mới thật tròn vị. Nào là vị chát nhẹ của rau diếp ngô, diếp ta thái sợi dài. Rau răm tía tô cũng thái nhỏ. Mùi ta cằn thì cắt làm ba thôi. Ngổ thì nhặt từng đốt. Vậy là cũng đủ ngon lắm rồi. Nhưng nếu loáng thoáng vài cọng muống chẻ, vài sợi hoa chuối, thân chuối đã ngâm nước vôi trong cho thật trắng thì càng ngon. Trăng trắng vài cọng giá góp mặt cùng thêm thú vị.

Nếu là nấu canh cua rau đay mướp hương, canh cua hoa thiên lý… thì khi gạch cua đóng tảng, nổi trên mặt nước sẽ được người đầu bếp khéo léo vớt ra bát. Phần gạch cua xào với hành phi vàng, thơm nức, thả vào nước canh. Cho lửa to lên nước canh sôi ùng ục thì ta thả rau đay đã rửa sạch thái nhỏ, mướp hương đã gọt vỏ thái miếng chéo quả hoặc hoa thiên lý đã nhặt rửa sạch.

hoc-gai-dam-nau-canh-cua-rieu-dong-thanh-tung-mang-chi-nhin-thoi-da-them-roi-161978465_1035143926895498_1510322559662351836_n-1618807411-466-width700height700.jpg

Khi chín đến độ vừa phải thì người phụ nữ đảm đang nhanh tay cho ra bát, lên mâm thêm gạch cua còn nguyên tảng. Canh cua ăn cùng quả cà muối nén hay muối sổi thực sự là một kết hợp hoàn hảo, đưa cơm đến độ “đặt lên môi trôi đến ruột”.

Chứng kiến người Hà Nội chế biến và thưởng thức canh cua, chúng ta thực sự thán phục công phu tỉ mỉ, khéo léo. Mỗi bát canh như một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà mà vẫn thanh mát. Một món ăn dân dã, phổ biến mà mang tầm đặc sản, theo suốt niềm thương nỗi nhớ người đi xa hay gây ngạc nhiên, quyến rũ người nơi khác về mảnh đất này.

Bài liên quan
  • Quán bún đầu cá "độc nhất" Hà Nội
    Bún cá từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội. Thế nhưng, giữa hàng trăm quán bún cá rô phi bình thường khác thì quán bún sử dụng nguyên liệu chính là đầu cá thì chỉ có quán bún cá của bà Lương Thị Luyến nằm trên con phố Hồng Phúc (Ba Đình, Hà Nội).
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mê mẩn món canh cua thanh mát chuẩn vị Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO