36 phố phường

Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội

Bùi Thuỷ 19:38 25/09/2023

Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.

Nhiều món ngon từ ốc vào dịp Rằm Trung thu trở thành dấu ấn ẩm thực độc đáo của người Hà Nội, từ những món bình dị như ốc luộc, ốc om chuối đậu, ốc xào khế tới các món cầu kỳ, công phu như ốc nấu thả, ốc xào khế.

1. Ốc nấu thả

Đây là món ăn thể hiện rõ nét sự thanh tao đúng chất ''ăn chơi'' của người Hà Nội. Ốc để làm món này thường là ốc nhồi ta với vỏ mỏng, trôn dày để thịt giòn và thơm. Ốc mua về đem ngâm nước vo gạo kèm vài lát ớt cho nhả hết bùn đất, rồi rửa sạch.

Đầu tiên, người làm chặt trôn và khều thịt sống, bóp nhẹ nhàng với chanh, muối cho hết nhớt nhưng làm sao giữ nguyên hình dáng, đặc biệt là túi da mỏng trên lưng cạnh khóe miệng. Kế đến trộn giò sống với mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ cùng chút gia vị và hạt tiêu rồi vo viên tròn nhỏ nhồi vào phần túi da có khóe gần miệng cho dầy lên ở lưng ốc. Sau đó, đem hấp từ 4 - 5 phút cho chín. Phần nước dùng thì ninh từ xương bay lợn hoặc xương gà cho trong, thêm chút nước luộc ốc lọc trong cho dậy mùi ốc, nêm gia vị vừa miệng.

1-oc-nau-tha-mon-an-tinh-te-ba-4597-3446-1695524732.jpg

Gắp vài con ốc nhồi giò kèm mộc nhĩ nấm hương đã hấp chín cho vào bát chiết yêu, múc nước dùng ngọt tự nhiên vào, rắc lá chanh non thái chỉ, thêm vài cánh rau mùi và thưởng thức cùng bún hoặc cơm trắng đều ngon.

Nguyên liệu món này không nhiều nhưng cầu kỳ, tỉ mỉ và khó nhất là khâu lấy thịt ốc bởi nếu va chạm mạnh dễ làm rách túi da mỏng trên lưng, khó nhồi giò mộc nhĩ vào.

Trong thời kỳ bao cấp nhiều khó khăn, món ăn này từng dần chìm vào quên lãng và thất truyền. Hiện nay, nhiều nghệ nhân ẩm thực Hà thành đã và đang phục dựng lại để lưu giữ nét ẩm thực riêng của Hà Nội.

2. Ốc hấp lá gừng

Trong mâm cỗ Trung thu xưa của người Hà Nội bên cạnh bánh nướng bánh dẻo, hoa quả mùa thu cho trẻ em thì còn có các món mặn cho người lớn như ốc hấp lá gừng, gỏi cá trắm (hoặc cá mè). Đây là các món ăn để các cụ ông ngồi nhâm nhi thưởng trăng, ngắm hoa quỳnh nở, vì thế mới có câu thành ngữ ''Ăn ốc trông trăng''.

2-oc-hap-la-gung-la-mon-chinh-9420-3070-1695524732.jpg

Cách Rằm tháng Tám trước vài ngày, các bà các mẹ thường mua ốc nhồi về ngâm nước vo gạo đặc, khéo léo phơi trên gác bếp rồi lại đem xuống ngâm nước gạo đặc. Tiếp tục làm lại lần hai nhưng đảm bảo con ốc vẫn sống. Cuối cùng, cho ốc ra mâm, đập trứng gà cho ốc hút trở nên béo mẫm, vàng giòn, ngon ngọt rồi từ đó chế biến.

3. Ốc bung chuối đậu

Món ăn này đượm phong vị Bắc và thường xuất hiện trong thực đơn mặn ngày Rằm tháng Tám. Vị chua dịu từ mẻ, đậm đà của mắm tôm kết hợp với ốc nhồi giòn ngon, thịt ba chỉ béo ngậy, chuối bùi bùi trong nước sóng sánh vàng đánh thức vị giác của những người sành ăn nhất. Tùy theo khẩu vị mỗi gia đình mà có nhà cho thêm tỏi, thêm chút lá xương sông rất cuốn hút.

3-oc-bung-chuoi-dau-nhu-ban-nh-3210-7273-1695524732.jpg

Bí quyết để tạo độ sánh tự nhiên cho món ăn này là lấy riêng 2 quả chuối luộc, xay nhuyễn cho vào nấu cùng. Để chuối trắng, nên ngâm với nước pha nước cốt chanh loãng hoặc sử dụng nước vôi trong. Một số nơi sau khi tước vỏ chuối giữ lại, cho vào xào cùng, rồi om tạo hương vị riêng.

4. Ốc xào khế

4-oc-xao-khe-la-gung-non-4-1645-1695524733.jpg

Một đĩa ốc béo giòn quyện vị chua nhẹ từ khế, thoảng mùi thơm ngọt thanh từ lá gừng là thức quà ngon vào đêm Trung thu của nhiều gia đình Hà Nội.

5. Ốc luộc

Dân dã, bình dị và phổ thông nhất là món ốc luộc được nhiều gia đình Hà thành làm vào mùa trăng đẹp nhất trong năm. Ốc luộc dùng ốc mít hoặc ốc vặn, ốc đá đều ngon. Ốc mua về ngâm nước vo gạo cho béo và nhả bùn nhớt. Sau đó, đem rửa sạch. Có nhà cầu kỳ hơn làm ốc mít gác bếp (ngâm nước vo gạo đặc, treo lên gác bếp hong cho khô rồi lại thả xuống nước vo gạo ngâm rồi lại vớt lên phơi. Cuối cùng cho ra mâm đập trứng gà cho ốc ăn vỗ béo.

5-oc-luoc-gion-ngon-5-4400-1695524733.jpg

Ốc luộc cùng lá chanh, lá gừng hoặc lá bưởi, có nhà thì thêm vài thìa canh mẻ. Khi ốc bùng lên vài phút, mùi hương vị tỏa thơm ngào ngạt, mở vung đảo nhẹ thấy bong mày là ốc chín, vớt ra thưởng thức. Không luộc lâu hay kỹ quá làm thịt ốc teo lại dai, mất vị giòn ngon.

Bài liên quan
  • Những đồ uống đặc trưng của mùa thu Hà Nội
    Trải nghiệm một ngày rong ruổi Thủ đô tận hưởng tiết trời se lạnh, khám phá hết những địa điểm tham quan nổi tiếng và thưởng thức các món đồ uống mùa thu Hà Nội chắc chắn là “combo” hoàn hảo mà bất cứ du khách nào cũng muốn được trải nghiệm khi đặt chân đến mảnh đất nghìn năm văn hiến vào giai đoạn đẹp nhất trong năm.
(0) Bình luận
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
  • Ẩm thực làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN
    Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
  • Những món ăn vặt bình dân ở Hà Nội khi mùa đông đến
    Tiết trời Hà Nội đã sang đông, se lạnh đang dần len lỏi trên khắp các con phố. Đây là thời điểm mà nhiều tín đồ ăn vặt thích nhất bởi với không khí lạnh này, thưởng thức những món ăn vặt mùa đông ở Hà Nội thì còn gì bằng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO