36 phố phường

Những hàng bánh Trung thu truyền thống "trứ danh" ở Hà Nội

NH (t/h) 06:55 10/09/2023

Bánh Trung thu đúng chất cổ truyền ngày xưa với vỏ bánh nướng thơm giòn, vỏ bánh dẻo nồng mùi hoa bưởi, nhân nhiều thịt mỡ, lá chanh, hạt dưa, vừng, mứt bí... đã đi sâu vào tiềm thức và văn hoá ẩm thực của người Hà Nội từ bao đời nay.

Nếu cũng là một người hoài cổ, bạn có thể ghé một số tiệm bánh Trung thu khá có tiếng sau đây:

1. Bảo Phương

Nổi tiếng bậc nhất Hà Nội là bánh Trung thu Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, tuổi đời 70 năm. Cứ đến đầu tháng 8 âm lịch hàng năm, cửa hàng trở nên tấp nập, đông đúc. Có giai đoạn, khách phải xếp hàng vòng trong vòng ngoài, thậm chí mỗi người chỉ được mua hai hộp để đảm bảo còn hàng cho những người đến sau. Năm nay, bánh được cung ứng đủ nên khách có thể mua trực tiếp hoặc đặt hàng rồi ship tận nhà. Bánh Trung thu Bảo Phương nổi tiếng với các loại bánh nướng nhân thập cẩm truyền thống như bánh nhân thập cẩm cổ xưa với giăm bông - hạt dưa hay lạp xường - hạt dưa. Ngoài ra, cửa hàng có thêm một số loại bánh hiện đại như vỏ chocolate, nhân sen nhuyễn, đậu xanh, trứng muối... Giá khoảng 60.000 - 80.000 đồng một chiếc.

bp1-6079-1662557572.jpg

Địa chỉ: 183 Thụy Khuê và 201A Thụy Khuê, Hà Nội

2. Ninh Hương

Bánh Trung thu Ninh Hương được nhiều người dân phố cổ yêu thích vì lịch sử lâu đời, trung thành với hương vị truyền thống. Tuy không đông khách như Bảo Phương, Ninh Hương cũng rất nhộn nhịp những ngày tháng 8 âm lịch. Bánh được đóng gói giản dị, không cầu kỳ, đúng kiểu ngày xưa. Một số hương vị bánh Ninh Hương: thập cẩm, đậu xanh, bánh dẻo nhân sen sát long nhãn... Giá từ 50.000 đồng một chiếc. Bên cạnh đó, cửa hàng nổi tiếng với các loại bánh mứt truyền thống.

298404911-1125903201472249-803-3225-6387-1662557572.jpg

Địa chỉ: 22 Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

3. Bình Chung

Không nằm trong khu phố cổ, bánh Trung thu Bình Chung vẫn là thương hiệu đông khách. Xuất xứ từ làng nghề bánh mứt kẹo truyền thống Xuân Đỉnh, cửa hàng vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi kinh doanh. Khách hàng tới đây gần ngày Rằm tháng 8 luôn phải chờ đợi một lúc mới tới lượt. Giá bánh Bình Chung khá "mềm", bánh dẻo từ 25.000 đồng/chiếc, bánh nướng từ 35.000 đồng/chiếc, loại đắt nhất nhân thập cẩm đông trùng hạ thảo có giá khoảng 85.000 đồng/chiếc. Cửa hàng có nhiều lựa chọn: thập cẩm, xá xíu, giăm bông, gà quay, long nhãn, khoai môn, hạt dưa, matcha, cốm non, sen nhuyễn, đậu xanh, yến, vi cá...

294311625-7721677367904537-922-6579-8199-1662557572.jpg

Địa chỉ: 103 Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

4. Bà Dần

Bánh Trung thu Bà Dần cũng là một thương hiệu đến từ phố cổ Hà Nội, nằm trên phố Hàng Bè. Ban đầu, bà chủ chỉ làm cho gia đình, con cháu ăn và mang biếu tặng, sau được khen ngon, bà mở cơ sở kinh doanh và trở nên nổi tiếng. Giá thành ở đây khá cao, loại thường từ 55.000 đồng đến 95.000 đồng một bánh, loại bánh đặc biệt cần đặt trước có giá lên tới 650.000 đồng/chiếc. Cửa hàng chủ yếu chỉ bán các loại bánh nướng thập cẩm hoặc đậu xanh. Ngoài ra, bánh dẻo đậu xanh trứng muối cũng được yêu thích.

299156656-5666198640065244-769-7723-8305-1662557572(1).jpg

Địa chỉ: 64 Hàng Bè và số nhà 126 ngõ 554 Trường Chinh, Hà Nội

5. Phương Soát

84367-tiem-banh-phuong-soat-70-2864-1890-1662557572.jpg

Không quảng cáo nhiều như các thương hiệu còn lại, Phương Soát chủ yếu dành cho khách lớn tuổi hoặc những người thích ăn kiểu truyền thống. Cửa hàng nằm khiêm tốn trên phố Hàng Chiếu. Bánh ở đây được đóng gói trong những hộp giấy đỏ quen thuộc. Bánh nướng thập cẩm gồm mứt bí, mỡ phần, vừng, lá chanh, xá xíu, lạp xưởng... ngoài ra có một số loại nhân hiện đại như trứng muối, gà quay, giăm bông... Cửa hàng còn bán bánh nướng hình cá chép, đàn lợn, rùa... thường thấy trong dịp Tết Trung thu ngày xưa. Giá khoảng 50.000 đồng - 80.000 đồng một chiếc.

Địa chỉ: 75 Hàng Chiếu và 10 Vọng Hà, Hà Nội

Bài liên quan
  • Khám phá bánh Trung thu Lava Nhân Chảy – sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống
    Với thông điệp “Ngon vị truyền thống, trọn vẹn tình thân”, mùa trăng Quý Mão những người nghệ nhân Bảo Minh đã tái hiện lại những hương vị bánh truyền thống, kết hợp với sáng tạo thêm hương vị bánh mới giao thoa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn mới mẻ để trao gửi yêu thương trong mùa trăng rằm năm nay.
(0) Bình luận
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Những hàng bánh Trung thu truyền thống "trứ danh" ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO