''Đánh thức'' văn hóa Thăng Long - Hà Nội

hanoimoi| 28/06/2020 18:44

Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội để nhân dân Thủ đô đóng góp ý kiến đã quan tâm nhiều tới lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, để “đánh thức” tiềm năng văn hóa Thăng Long - Hà Nội thì cần có nhận thức rộng hơn và giải pháp phù hợp.

Bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn

Những nhận định, đánh giá về lĩnh vực văn hóa nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều có cơ sở thực tiễn và khoa học chắc chắn. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cũng được phân tích sâu sắc, sát thực. Điều tôi quan tâm là việc phân tích, đánh giá về những hạn chế dài hơn phần thành tích cho thấy sự thẳng thắn, cầu thị, từ đó nhằm đưa ra giải pháp trúng và đúng. Nổi bật là: “Công tác bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, phát triển chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh và vị thế của Thủ đô”.

Đặc biệt, tôi rất tán thành và tâm đắc với nhận định: “Chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và vị thế của Thủ đô”. Tôi nghĩ ý này cần được thảo luận sâu sắc để có nhận thức đúng đắn trong toàn Đảng bộ thành phố, thấm sâu vào các cấp ủy Đảng, biến nó thành hành động mang tính đột phá trong nhiệm kỳ tới.

Thiết nghĩ, tiềm năng, thế mạnh và vị thế của Thủ đô không cần phải nói nhiều, vì ai cũng biết. Tuy nhiên, nếu không thảo luận kỹ thì khó có được phương sách cụ thể, hữu hiệu trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, mang bản sắc của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Câu hỏi đặt ra là: Hà Nội cần làm gì để thu hút nhiều hơn người thực sự tài giỏi trên khắp cả nước? Vấn đề này cần suy ngẫm sâu sắc và trăn trở thật sự, chứ không thể thấu hiểu bằng sự hời hợt là “coi trọng văn hóa” chung chung.   

Văn hóa ở đây là biết mình, biết người, chứ không chỉ là hát múa. Trong lịch sử, đất Thăng Long đã thu hút và nuôi dưỡng biết bao nhân tài. Nhiều nhân vật lỗi lạc khẳng định tài năng chỉ tỏa sáng trên đất Thăng Long. Vậy mà ngày nay, nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ... phải “Nam tiến” mới thăng hoa là vì sao?!

Con người là nhân tố quyết định

Thăng Long tỏa sáng bốn phương là hợp lẽ. Tuy nhiên, nó cần hội tụ đủ để tỏa sáng. Con người là nhân tố quyết định. Vậy nên, nhận định về hạn chế, trong đó có việc “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa chưa được chú trọng đúng mức” trong dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội là nhận định nghiêm khắc. Phải xem xét toàn bộ hệ thống cán bộ văn hóa từ cơ sở đến cấp thành phố để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, bài bản, với sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng.

Vậy thế nào là đúng mức? Đúng mức của Thủ đô nghìn năm văn hiến; đúng mức với trung tâm đầu não về chính trị, khoa học; đúng mức với "Thủ đô Anh hùng", "Thành phố Vì hòa bình", "Thành phố sáng tạo"… là gì? Có nhận thức đầy đủ, toàn diện về vấn đề này mới có thể kiện toàn bộ máy những người làm văn hóa “xứng tầm với tiềm năng và vị thế của Thủ đô”. Bộ máy như thế mới có thể đánh thức được văn hóa kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô; trong đó có nhiều di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Dùng thuật ngữ “đánh thức văn hóa” không phải vì những năm qua toàn bộ văn hóa Thủ đô “ngủ yên”. Vấn đề là chúng ta hãy hình dung, khi cái cốt lõi của văn hóa được đánh thức, sức mạnh của nó phi thường ra sao. Rõ nhất là trong phòng, chống dịch Covid-19, đâu phải vì chúng ta có trang thiết bị y tế vượt trội so với các quốc gia khác mà khống chế dịch thành công. Vậy lý do thực sự là gì? Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, nguyên nhân bao trùm là văn hóa trong mỗi con người và trong cộng đồng được “đánh thức”. Khi cái văn hóa được thức tỉnh trong mỗi trái tim, trong cả cộng đồng, thì sức mạnh của nó là “dời non, lấp biển”, làm nên kỳ tích để cả thế giới cảm phục.

Khi văn hóa được khơi dậy, sức mạnh là vô địch, thì những hạn chế dự thảo Báo cáo chính trị đã chỉ ra dứt khoát được khắc phục. “Phát triển công nghiệp văn hóa; xây dựng và hoàn thiện thị trường văn hóa…; xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế” là những vấn đề mới trong dự thảo, chắc chắn sẽ được triển khai tốt hơn. Tiềm năng văn hóa đồ sộ của Thủ đô, đặc biệt là “giá trị con người Hà Nội”, chắc chắn sẽ được khơi dậy, phát huy thành sức mạnh to lớn, góp phần phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh.        

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
''Đánh thức'' văn hóa Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO