“Chưng cất” tinh hoa văn hóa Thủ đô

Lại Tấn/KTĐT| 26/09/2018 20:28

Sau 10 năm sáp nhập, văn hóa Hà Nội có sự hòa quện nhưng cũng có nhiều thay đổi, biến động và đối mặt thách thức trong công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô - đó là nội dung được bàn thảo trong cuộc hội thảo “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, sau 10 năm hợp nhất” diễn ra sáng 25/9.

Hiện diện và nhạt phai
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội Lê Hồng Lý cho biết: Sau 10 năm hợp nhất, toàn bộ văn hóa xứ Đoài nằm trọn trong văn hóa Hà Nội, điều này làm cho văn hóa Thủ đô phong phú hơn trong tất cả các lĩnh vực như phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề, ẩm thực. Đặc biệt hơn cả, theo NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội: “Trong 10 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật được đầu tư quy mô như: Bảo tàng Hà Nội, rạp Công Nhân, rạp Đại Nam, rạp Kim Đồng, Thư viện Hà Nội, Tượng đài Thánh Gióng… Đặc biệt, Phố sách Hà Nội được mở tại phố 19 tháng 12 (quận Hoàn Kiếm) và hai không gian đi bộ quanh Hồ Gươm và phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), góp phần đáp ứng nhu cầu sáng tác nghệ thuật, học tập, trao đổi, hưởng thụ, nâng cao hiểu biết, trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập, mở rộng địa giới, Hà Nội phải đối mặt với không ít thách thức. Hà Nội vốn là đất trăm nghề, những cốm Vòng, giấy sắc Nghĩa Đô, giờ không còn hiện diện nhiều. Vùng đất Hà Tây (cũ) giờ đang đứng trước nguy cơ như vậy. Nói cách khác, Hà Tây cũng là đất trăm nghề nhưng giờ chỉ còn nghề mộc là còn lốc cốc đâu đó, các làng nghề tinh hoa đang mai một, đứng trước nguy cơ biến mất. Làng sơn mài Hạ Thái chỉ còn vài ba nhà theo nghề. Chùa Thầy không còn rối nước; chèo, tuồng, hát trống quân, ca trù chỉ ở mức gắng gượng của các câu lạc bộ. Ai cũng biết phố Hàng Bài ở trung tâm Hà Nội, nhưng ngày nay không còn sản xuất những lá tổ tôm, tam cúc từ lâu. Hà Nội đang có những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình cạn kiệt, nay đứng trước nguy cơ biến mất.

Để làng nghề không bị bỏ rơi

Sau 10 năm hợp nhất, văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền, nhưng đó cũng là 2 “màu mực” đem pha vào nhau với nhiều khả năng xảy ra. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Lê Hồng Lý cho biết: Một số làng nghề khi chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một và biến mất. Do vậy, để bảo tồn những nét văn hóa truyền thống Hà Nội, chúng ta (cơ quan chức năng của Hà Nội và các chuyên gia hoạt động về văn hóa) trước hết phải thống kê, sưu tầm để có biện pháp bảo vệ. Bên cạnh đó, phải chỉ cho người dân địa phương hiểu những nét đẹp của văn hóa, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch. Đối với những di sản văn hóa người dân không thể tự bảo tồn, Nhà nước cần có những khoản kinh phí tài trợ và có định hướng trong quá trình trùng tu, lưu giữ. Cần tránh những sự việc đáng tiếc làm cho những nét đặc trưng của văn hóa bị mai một như vụ việc tại đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa) bị bê tông hóa.

Ngoài ra, theo nhà văn Nguyễn Sĩ Đại – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội: “Về phía văn nghệ sĩ Thủ đô, họ cần phát hiện những xu hướng tiếp biến của văn hóa, cổ vũ cho những xu hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với truyền thống dân tộc, bồi đắp những phẩm chất Hà Nội bằng các tác phẩm nghệ thuật”. Có như vậy, sự phát triển của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, một mảnh đất vốn có bề dày ngàn năm, trăm nghề, trăm màu sắc được hợp lại mới có sự bền vững.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
“Chưng cất” tinh hoa văn hóa Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO