Chùa Hương ngày trái hội

nhipsonghanoi| 09/10/2020 08:06

Đã nhiều năm nay, dù muốn tôi cũng không đi Hội chùa Hương, một lễ hội kéo dài nhất và có thể là đông người tham dự nhất Việt Nam. Hội chùa Hương kéo dài từ đầu tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch với số khách hành hương trung bình 6-7 vạn người mỗi ngày.

Những năm gần đây, rất nhiều người Hà Nội và các vùng lân cận có nếp quen đi lễ chùa Hương ngay ngày đầu năm mới, thậm chí ngay sau Giao thừa mà không đợi tới ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng…

Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, mà đường ngại xa…

(Tản Đà)

Cái sự đông đúc của dòng người đi cầu tài cầu lộc… trong mùa chính hội nói lên sức hút mạnh mẽ của lễ hội chùa Hương, cả về mặt tâm linh lẫn cảnh sắc. Song nó cũng chính là nguyên do cho sự ngại ngần của tôi, và chắc cũng của nhiều người khác, khi đến với vùng đất danh thắng này những ngày đầu năm, dù vào thời khắc ấy, đôi lúc nhớ đến nao lòng những cánh đò xao xác trôi trên suối Yến mờ ảo trong làn mưa bụi… Đơn giản là sự đông đúc ấy ít nhiều làm cho Lễ hội bị pha trộn bởi mùi trần tục, bán mua và quan trọng hơn, đối với những khách hành hương với mong muốn tìm về một miền không gian thoáng đãng, trong lành thì cơ hội không có bao nhiêu. 

Chùa Hương ngày trái hội

Đem cái tâm trạng ấy chia sẻ với bạn bè, một anh bạn quê vùng đồng chiêm trũng Mỹ Đức gợi ý: Cứ gì phải đi vào mùa lễ hội, hãy cứ thử đến Hương Sơn vào một ngày thu… Vậy là vào một ngày thu năm nay, mấy anh em tôi làm chuyến hành hương về đất Phật ngày trái hội.

Cũng là con đường 21, nối từ Ba La - Bông Đỏ qua Vân Đình về cầu Tế Tiêu mà sớm nay cho một cảm giác là lạ. Con đường mà vào ngày chính Hội, ngay từ sáng sớm đã tấp nập người xe thì sớm nay vẫn như đang ngái ngủ trong làn sương thu mỏng mảnh. Hơn 6h sáng, muốn dừng ở Vân Đình nếm món bánh cuốn đặc sản cùng bánh đa đỏ nấu cá rô đồng cũng e quán quen chưa mở cửa. Con đường từ thị trấn huyện Mỹ Đức chạy về Hương Sơn, ít năm nay mở rộng thênh thênh, nay càng rộng khi chỉ dăm ba chiếc xe chạy. Bến Đục với dăm ba chiếc đò đón khách thay cho cảnh đông đúc thường thấy cùng làn nước leo lẻo của mùa thu dậy lên cảm giác thư thái, an lành khó kìm được ước muốn khỏa tay mà vốc lên một ngụm nước mát. Từng đi chùa Hương nhiều lần, mà sao cái cảm giác ấy bây giờ mới ùa đến. 

Chùa Hương ngày trái hội

Một cảm xúc thật lạ khi xuôi dòng Yến Vĩ. Ngồi trên con đò trôi chầm chậm, qua làn nước mùa thu trong leo lẻo có thể nhìn rõ những búi rong tóc tiên dập dờn theo nhịp chèo khua sóng. Không khí trong lành, cảnh sắc thanh tịnh, hơi thu lành lạnh như xua đi mọi muộn phiền, xô bồ của cuộc sống. Không chỉ có thế, dòng suối Yến ngày thu còn dành tặng cho du khách món quà đặc biệt. Tháng 10 là thời điểm hoa súng nở rộ. Vào buổi thật sớm, nếu cất công rẽ vào con lạch nhỏ gần cầu Hội ngay lối vào động Thanh Sơn bạn sẽ nhận được một phần thưởng xứng đáng. Cả một thảm hoa súng nở hồng trên gương nước lung linh in sắc trời thu xanh thẳm. Một cảnh đẹp khiến ta bất giác muốn nín thở vì nỗi lo khuôn hình đẹp như một ảo ảnh ấy sẽ tan biến như trong một giấc mơ. 

Nắng thu nhè nhẹ, hơi thu man mác như mời gọi mấy anh em, vốn là những tín đồ của môn đi bộ rèn luyện sức khỏe, từ chối sự thuận tiện của tuyến cáp treo để men theo 2 cây số đường núi quanh co từ Thiên Trù lên Động Hương Tích. Thật bõ công khi được đặt chân trên từng bậc đá được những cơn mưa cuối hạ rửa sạch, ngắm nhìn cây lá đã nhuốm sắc thu, thư thả rửa mặt bằng nước giếng Long Tuyền mát lạnh nơi chùa Giải Oan, thắp tuần hương lễ Mẫu nơi đền Cửa Võng mà không lo cảnh chen chúc tắc đường cũng như hàng quán xô bồ. 

Chùa Hương ngày trái hội

Chưa bao giờ sau chuyến hành hương về Hương Tích mà tôi lại có cảm giác sảng khoái, tràn đầy sinh lực đến như thế. Lặng ngắm mái ngói thâm trầm của chùa cổ Thiên Trù, chiêm ngưỡng vẻ đẹp những đầu đao cong vút không bị che lấp bởi mù mịt khói hương như cữ Giêng, Hai, tôi tự nhủ: Nhất định sẽ còn rủ bạn bè đến thăm Hương tích ngày trái hội…

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Chùa Hương ngày trái hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO