Ẩm thực

Cháo se Hạ Mỗ

Đan Ngọc 12:10 04/06/2024

Quê tôi ở Đan Phượng, ngoại thành phía Tây Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở đó suốt hơn hai mươi năm, tôi ngỡ mình rất hiểu vùng đất, con người nơi đây. Vậy mà đợt Tết vừa rồi ra Bắc, ghé qua nhà bạn cũ tôi mới được thưởng thức món ăn dân dã và hết sức đặc biệt của quê mình - món cháo se Hạ Mỗ.

y6yji7ik78.png
6yij67j78ik.png

Cháo se là món ăn truyền thống của người dân làng Hạ. Bạn tôi bảo trước đây, chỉ vào những dịp lễ hội, giỗ chạp, cưới hỏi, bạn mới được ăn món cháo này. May mắn, hôm tôi đến nhà bạn đúng lúc bác gái đang se bột thả vào nồi nước dùng sôi ùng ục thơm phức. Tôi thích thú ngồi xuống bên cạnh quan sát.

Từng sợi bột qua bàn tay thoăn thoắt của bác gái dài dần ra, nhỏ như đầu đũa từ từ rơi xuống. Trông thì dễ nhưng khi tôi làm thử thì sợi bột lại không chảy được thành dòng, sợi dài sợi ngắn, sợi to sợi nhỏ. Để bột se được sợi như thế này, bác phải ngâm gạo tẻ loại ngon trong nước lạnh khoảng nửa ngày rồi đem xay thành bột nước. Sau đó, bác cho toàn bộ bột vào một túi vải dày treo lên cao. Khi bột dốc bớt nước, thành phẩm thu được là một mẻ bột dẻo, mềm nhuyễn và trắng phau sẵn sàng để dùng se sợi.

Phần nước dùng được bác ninh kỹ trong vài giờ bằng xương heo, ngon nhất là xương đuôi. Bác nói nước phải trong và ngọt thanh, không hôi, không ngấy mới đạt. Muốn vậy bác phải đi chợ mua xương từ thật sớm khi người bán vừa lấy từ các lò mổ ra. Về nhà, bác phải rửa kỹ bằng rượu trắng và giấm gạo rồi xả qua nhiều lần nước chảy từ vòi. Sau khi chần xương bằng nước sôi và rửa sạch mới bắt đầu cho vào nồi để ninh. Phần thịt sau khi ninh mềm được bác gỡ riêng ra rồi xào lên cùng hành khô phi thơm với mỡ và chút gia vị.

Công đoạn quấy cháo cũng cần khéo léo và kinh nghiệm. Khi con se được thả vào nồi, bác trai cầm chiếc đũa dài khuấy liên tục và nhẹ nhàng để cháo chín đều, không bị vón cục. Bác nói nấu cháo se phải nấu bằng bếp củi, lửa vừa phải và dùng nồi gang mới ngon. Nồi gang đế dày, giữ nhiệt tốt nên khi nấu, những se bột sẽ không bị bén nồi làm khê cháo. Để cháo có độ sánh, bác pha thêm một tô bột nước rồi đổ vào nồi cháo đang sôi. Bác nói nồi cháo se ngon và chuẩn là phải thật nhiều se, sợi bột khi chín phải trong, dẻo và dai, không bị vón cục và không dính chùm.

Nấu xong, bác múc cho tôi một tô cháo se nóng hổi rồi bỏ vào nhúm hành lá đã thái sẵn, rắc thêm chút hạt tiêu. Tôi giơ tay đỡ lấy mà chiếc bụng đã réo ầm ĩ từ lúc nào. Nhìn bát cháo với những sợi bột to gấp đôi sợi bánh canh đang bốc hơi nghi ngút trên mặt bàn, tôi ngạc nhiên khi lần đầu thấy một tô cháo lạ lùng đến vậy. Tôi nghĩ bụng hẳn phải dùng đũa ăn tô cháo sợi này rồi. Thật bất ngờ vì nó ngon ngoài sức tưởng tượng. Sợi bột dai dẻo có vị ngọt béo từ xương, ăn không ngấy như đang ăn bột. Những miếng thịt lợn gỡ ra từ xương vừa mềm vừa thơm, không có mùi hôi. Tôi gắp hết sợi này đến sợi khác, húp xì xụp như ăn mì tôm. Trong thoáng chốc, cả tô cháo hết nhẵn. Vị ngọt vẫn còn đọng lại trong cuống họng còn lưỡi tôi bắt đầu thấy ran rát vì ăn vội vàng.

Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa phập phồng thưởng thức tô cháo se ở chính đất Hạ Mỗ, chúng tôi ngồi hàn huyên kể chuyện cũ hỏi chuyện mới, cảm giác an yên đến khó tả. Nghe bác kể chuyện về nguồn gốc cháo se có từ hàng trăm năm trước với sự tích khao quân của Hoàng tử Lý Bát Lang (con trai thứ tám của vua Lý Nam Đế), tôi càng thấy trân trọng tô cháo tuy bình dị mà mang giá trị văn hóa lịch sử với những con người nơi đây. Hóa ra, những gì tôi biết về quê hương mình mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm mà thôi./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nước mắm và mắm nêm Việt Nam vào Top 100 đồ chấm ngon nhất thế giới
    Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam. Với 4,4/5 sao, nước mắm được các chuyên gia và độc giả của Taste Atlas xếp ở vị trí thứ 22 trong danh sách.
  • Tuần lễ Ẩm thực Italia tại Hà Nội
    Với chủ đề "Chế độ ăn Địa Trung Hải và ẩm thực rau củ: Sức khỏe và truyền thống", Tuần lễ Ẩm thực Italia tại Việt Nam lầm thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30/11 tại Hà Nội.
  • Bánh tôm Hồ Tây
    Bánh tôm Hồ Tây là một trong những đặc sản của ẩm thực Hà thành. Dù không phải là món ăn cao lương, mỹ vị nhưng bánh tôm Hồ Tây đã đi vào tiềm thức của Người Hà Nội và du khách thập phương.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hà Nội được bình chọn "Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024
    Tại hạng mục "Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024", Hà Nội đã xuất sắc vượt qua các đối thủ nặng ký như Bangkok, Seoul và Tokyo. Ngoài ra, một số nhà hàng và khách sạn tại Hà Nội cũng được vinh danh, như nhà hàng Hibana by Koki và khách sạn Capella Hanoi.
  • Nestlé Việt Nam tổ chức chương trình tôn vinh ẩm thực Việt
    Nestlé Việt Nam vừa công bố kế hoạch hợp tác cùng Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) năm 2024, trong khuôn khổ đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Cháo se Hạ Mỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO