Chính sách & Quản lý

Bảo tồn hài hòa, giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội

Hà Oai 29/11/2023 14:46

Đoàn khảo sát Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế làm việc với Đảng bộ xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) về việc triển khai Nghị quyết 04 của của Tỉnh ủy (khóa XVI) và triển khai xây dựng văn hóa cơ sở ngày 28/11.

1.jpg
Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế làm việc với Đảng bộ xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy).

Theo báo cáo của Đảng bộ xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) về việc triển khai Nghị quyết 04 của của Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, xã Thủy Thanh đã tập trung mọi nguồn lực phát triển văn hóa bằng các mô hình, phong trào cụ thể, thiết thực và đạt một số kết quả nổi bật về xây dựng hệ giá trị, phát triển văn hóa, con người Thủy Thanh mang đậm bản sắc văn hóa Huế gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và tập trung khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng… để phát triển nhanh và bền vững, nỗ lực xây dựng xã Thủy Thanh trở thành thành phường trực thuộc thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) vào cuối năm 2024 với nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa địa phương như đình chùa, miếu vũ, họ tộc, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Chú trọng xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế gắn với di tích lịch sử văn hóa, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa và đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống gia đình, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân địa phương…

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa gắn kết giữa văn hóa với du lịch, lấy văn hóa làm nền tảng đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ làm du lịch và văn hóa. Triển khai quy hoạch, chỉnh trang khuôn viên cầu ngói Thanh Toàn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, nghề truyền thống, các làng điệu dân ca, hò, vè, bài chòi, kiến trúc nghệ thuật Cầu ngói Thanh Toàn, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, Đình làng Vân Thê, Đình làng Thanh Thủy Chánh, Đền Văn Thánh…

Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và các thiết chế văn hóa, du lịch còn khó khăn, hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế với một số tuyến đường tiếp cận điểm đến chưa đảm bảo, nhất là hạ tầng giao thông… Thiếu sự tham gia của các thương hiệu du lịch lớn vào đầu tư khai thác tại địa phương và sản phẩm du lịch vẫn chưa thực sự đa dạng, quy mô còn nhiều hạn chế, chưa đặc trưng nổi trội.

Bên cạnh đó, xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) tiếp tục triển khai các giải pháp trong thời gian tới như đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, tiếp tục công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các giá trị, công trình văn hóa, di tích lịch sử và đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch, văn hoá, lịch sử, môi trường trong sạch, điểm đến an toàn, con người thân thiện.

2.jpg
Nhiều ý kiến cho rằng, xã Thủy Thanh cần có giải pháp để bảo tồn hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa địa phương.

Tại buổi làm việc, có nhiều ý kiến xã Thủy Thanh cần có giải pháp để bảo tồn hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa địa phương, có chiến lược phát triển lâu dài và cần có kế hoạch đào tạo các thế hệ tiếp nối để bảo tồn các giá trị phi vật thể. Xây dựng chuẩn mực các giá trị văn hóa cần gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ đánh giá cao sự vào cuộc của Đảng ủy xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) trong việc bảo tồn và giữ gìn các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương và ông Phan Ngọc Thọ đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ Nghị quyết 04 cũng như vai trò, tầm quan trọng của xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ về hình ảnh của Hương Thủy nói chung và Thủy Thanh nói riêng gắn liền với những đặc trưng về tiềm năng du lịch, văn hoá, lịch sử…

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội nhằm hướng tới xây dựng nếp sống văn hóa, đô thị văn minh. Muốn vậy, bên cạnh bảo tồn và phát triển song song những giá trị văn hóa truyền thống thì các giá trị văn hóa, các phong trào văn hóa mới như chủ nhật xanh, giảm nghèo bền vững… Cần có quy hoạch, chiến lược phát triển lâu dài về duy trì và bảo tồn văn hóa, lấy văn hóa làm gốc để người dân chung tay đồng thuận trong phát huy, bảo tồn văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chợt xanh về thương nhớ mênh mang”
    “Đêm hoa vàng” là tập thơ mới ra mắt của nhà thơ Bình Nguyên Trang, do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5/2024. Nhan đề cuốn sách cũng là tên của một bài thơ trong ấn phẩm. Tập thơ gồm 43 thi phẩm, 124 trang, được chia làm hai phần: “Thuyền đã mất dấu buồm, sông đã vội” và “Niệm”.
  • Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Hà Nội: Tăng cường phối hợp tuyên truyền thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024
    Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương vừa ký công văn số 3109/ STTTT- BCXBTT gửi Văn phòng UBND Thành phố, một số cơ quan báo chí Thủ đô về việc phối hợp tuyên truyền thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024.
  • Triển lãm ‘Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám’ tại Cần Thơ
    Triển lãm tái hiện quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu-Quốc Tử Giám và giới thiệu đến công chúng các danh nhân văn hóa có đóng góp quan trọng.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn hài hòa, giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO