Văn hóa – Di sản

Tập hát hò Bài Chòi cho giáo viên và học sinh: đưa di sản văn hóa phi vật thể vào trường học

Hà Oai 14:39 24/08/2023

Giáo viên và học sinh huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) được tập hát hò Bài Chòi và mong muốn loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của cha ông để lại lan tỏa trong các trường học.

2.jpg
Giáo viên và học sinh được tập hát hò Bài Chòi.

Để tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi - di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại (UNESCO công nhận năm 2017) và góp phần thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Từ ngày 21 – 25/8, UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) tổ chức tập huấn đưa di sản Bài Chòi vào trường học năm 2023 cho 30 giáo viên và học sinh của trường THCS thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông).

Nghệ thuật Bài Chòi là một loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa, văn học và có hai hình thức chính là “Chơi Bài Chòi” - “Trình diễn Bài Chòi”. Tuy nhiên, nghệ thuật Bài Chòi hiện nay rất ít được duy trì và phổ biến sâu rộng, đặc biệt là thế hệ trẻ và hầu như không được tiếp xúc hay biết đến loại hình di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Để giúp các học viên và nhất là học sinh biết, hiểu, tiếp cận thực tế và yêu nghệ thuật Bài Chòi, các nghệ nhân đến từ thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) đã hướng dẫn giữa lý thuyết kết hợp thực hành, giới thiệu nguồn gốc của nghệ thuật Bài Chòi, những làn điệu cơ bản từ đơn giản đến phức tạp và hướng dẫn các em học sinh cùng nhau thực hành, biểu diễn hát Bài Chòi.

Tại lớp tập huấn, ông Lê Thanh Hồ - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) cho biết, hiện nay chơi Bài Chòi đã từng bước được quan tâm phục hồi, phát triển và thường xuyên được các địa phương của huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) tổ chức vào dịp lễ tết và Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông mong muốn qua 5 ngày học tập sẽ giúp giáo viên, học sinh nắm bắt những kiến thức, kỹ năng hò, hát loại hình văn hóa di sản Bài Chòi, giúp các em hiểu và khơi gợi niềm yêu thích loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của cha ông để lại.

1(2).jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Hồ phát biểu tại lớp tập huấn.

Hy vọng, trong thời gian tới các trường học trên địa bàn huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) sẽ xuất hiện những mô hình câu lạc bộ Bài Chòi của học sinh để tình yêu Bài Chòi được lan tỏa bền vững và nghệ thuật Bài Chòi có chỗ đứng trong lòng người dân, nhất là thế hệ trẻ - ông Lê Thanh Hồ cho biết thêm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện điểm a, b, khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 28/2024/NQ - HĐND quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
Đừng bỏ lỡ
Tập hát hò Bài Chòi cho giáo viên và học sinh: đưa di sản văn hóa phi vật thể vào trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO