Những người lưu giữ di sản bài chòi tại Hội An được tôn vinh

Kim Thoa (T/h)| 12/02/2023 07:38

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm tròn 5 năm nghệ thuật bài chòi Trung Bộ được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2017.

bai-choi-hoi-an-02_1631203358(1).jpg
Hát bài chòi ở phố cổ Hội An thu hút rất nhiều du khách tham gia (Ảnh: Sưu tầm)

Tại buổi lễ, TP.Hội An đã vinh danh những đóng góp của các nhà quản lý, soạn giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ, cá nhân, tổ chức đã và đang cống hiến cho bộ môn nghệ thuật bài chòi như Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đáng, Nghệ nhân ưu tú Ngọc Huệ, ông Võ Phùng - nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH TP.Hội An, ông Trần Đình Châu- nguyên Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH TP, ông Trần Văn Nhân - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH TP, nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông, tác giả Phùng Sơn, cố tác giả Phạm Phú Sương, cố tác giả Nguyễn Xuân Giá…

Bài chòi được hiểu đơn giản là một trò chơi bài ở trên chòi. Bài chòi ở phố cổ Hội An được tổ chức tại khoảng đất trống rộng rãi nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng. Trước đây, bài chòi chỉ được tổ chức vào các dịp lễ, tế đầu xuân hay trong các lễ hội lớn thì nay lại diễn ra mỗi đêm tại phố cổ Hội An.

Bài chòi là trò chơi dân gian mang hơi thở cuộc sống và lưu giữ bản sắc văn hóa của người dân tại các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Bài chòi được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

bai-choi-hoi-an-01_1631203182.jpg
Bài chòi Hội An là nghệ thuật dân ca đặc trưng ở xứ Quảng (Ảnh: @hoangphong2508)

Sự kiện là dịp ôn lại thành tựu và những hạn chế trong việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật bài chòi tại địa phương; đồng thời tôn vinh các nghệ sĩ, nghệ nhân của địa phương đã có công sáng tác và biểu diễn nghệ thuật bài chòi.

Có thể nói, nghệ thuật bài chòi ở Hội An với đặc thù vừa là di sản, vừa là sản phẩm tinh thần của nhân dân, vừa là một sản phẩm du lịch văn hóa.

Bài chòi "bám rễ" và sống bền bỉ trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân phố Hội, trong hoạt động kinh tế mũi nhọn của thành phố, đồng thời có khả năng lan tỏa ra các địa phương khác trong tỉnh Quảng Nam và cả nước.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Những người lưu giữ di sản bài chòi tại Hội An được tôn vinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO