Lễ hội Tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PV| 06/02/2023 20:08

Sáng 5/2, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An.

ha1-16755709230112035721398.jpg
Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu- Ảnh:VGP

Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương dự và trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, lễ hội Nguyên Tiêu ở Hội An được hình thành từ lâu đời, là sự kế thừa sáng tạo của bao lớp cộng đồng cư dân Hội An, gắn với quá trình hình thành, phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ trong lịch sử cho đến hiện nay.

Đây là một trong những lễ hội lớn đầu năm của cộng đồng cư dân Hội An mang nhiều giá trị riêng về lịch sử, văn hóa; có tác động lớn và sâu sắc đến đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư; được cộng đồng dân cư trân trọng gìn giữ, bảo tồn và phát huy tích cực. Lễ hội góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Quảng Nam nói riêng, của đất nước nói chung.

Suốt cả quá trình hình thành, nuôi dưỡng, phát triển qua hàng trăm năm bởi tình cảm và ý thức của cộng đồng cư dân Hội An đã hun đúc nên những giá trị đặc sắc của Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An để đến nay trở thành di sản văn hóa của dân tộc.

"Đây là niềm vui, niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hội An, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân - những chủ thể di sản đã đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam", ông Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, các cấp, các ngành từ tỉnh đến TP. Hội An phải quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị vốn có của di sản để những giá trị đó được lan tỏa không chỉ trong cộng đồng dân cư mà còn đến với bạn bè gần xa.

hoian3-16755710270301155247813.jpg
Lễ hội Nguyên Tiêu ở Hội An được hình thành từ lâu đời - Ảnh:VGP

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Văn Lanh, giá trị đặc trưng của Tết Nguyên Tiêu ở Hội An là kết quả của quá trình giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa tại đô thị thương cảng quốc tế Hội An.

"Vì thế, Tết Nguyên Tiêu ở Hội An bao đời nay không chỉ riêng cộng đồng người Việt mà cả cộng đồng người Hoa cùng tổ chức các nghi thức tế lễ, các sinh hoạt vui chơi giải trí cộng đồng trong dịp này, tạo thành một lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng đặc trưng của cộng đồng cư dân Hội An", ông Lanh nói.

Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, vào dịp Tết Nguyên Tiêu tại Hội An, ở mỗi cộng đồng địa phương có tục lệ cúng tế riêng nhưng có cùng một đặc điểm chung đó là nhân ngày rằm đầu tiên của một năm, người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các chư vị phật, các vị thần, tiền nhân,... cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời tổ chức lễ hội mừng Xuân để chuẩn bị bước vào một năm mới với bao ước vọng tốt đẹp. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự, cầu tài xin lộc đầu năm ở nhiều di tích tín ngưỡng trên địa bàn thành phố và các hội quán trong khu phố cổ Hội An.

"Trải qua thời gian, các tập tục, lễ nghi trong Tết Nguyên Tiêu ở Hội An tiếp tục được vun đắp, tô bồi những giá trị mới nhưng vẫn còn bảo tồn, gìn giữ được những yếu tố cơ bản, riêng có. Cho đến nay, Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ hội truyền thống, tập tục lớn đầu năm của Hội An luôn được cộng đồng cư dân phố Hội nâng niu gìn giữ, phát huy trở thành một mỹ tục, một tập quán tốt đẹp và là "phần hồn" không thể tách rời của khu đô thị di sản, góp phần tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An", ông Lanh cho biết.

Trước khi diễn ra lễ đón nhận danh hiệu, sáng sớm cùng ngày, đoàn rước danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Nguyên tiêu ở Hội An đã tổ chức diễu hành trên các tuyến đường trong khu phố cổ.

Hiện nay, thời gian diễn ra Tết Nguyên tiêu ở Hội An bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng. Vào dịp này, tại các di tích đình làng, miếu xóm, tổ chức lễ kỳ yên đầu năm, cầu cho dân làng bình an, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa và cũng là dịp cúng tế các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công khai khẩn vùng đất, lập làng xã.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nguyễn Trãi – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
    Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm Canh Thân (1380) tại kinh thành Thăng Long. Ông vốn ở làng Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, xứ Sơn Nam Thượng (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội).
  • Lý Tử Tấn – nhà thơ giầu lòng yêu nước
    Lý Tử Tấn, tác giả bài Xương Giang phú nổi tiếng, là một trí thức yêu nước, một nhà thơ “học vấn rộng khắp”, cùng thời với Nguyễn Trãi và là bạn của Nguyễn Trãi.
  • Trần Nguyên Hãn – người anh hùng tài đức
    Trần Nguyên Hãn (?-1429) sinh ra ở làng Sơn Đông, phủ Vĩnh Tường, nay là xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; là con ông Trần Án và bà Lê Thị Hoàn, là cháu nội của Tư đồ Trần Nguyên Đán - nhà thơ, nhà thiên văn và lịch pháp nổi tiếng cuối thời Trần.
  • Tháp Thần Nông (Bắc Ninh) được ghép từ hơn 1.000 chiếc cối đá được xác lập kỷ lục châu Á
    Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh vừa đạt kỷ lục châu Á, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài có chiều cao 15m, chia thành 5 tầng bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng.
  • Đinh Liệt – trung thần danh tướng
    Sách Nhân vật chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí ở mục Tướng có tiếng và tài giỏi (viết về “hai người đời Lý, bốn người đời Trần, mười người đời Lê sơ”) đã xếp Đinh Liệt lên đầu danh sách “mười người đời Lê sơ” ấy, và viết những dòng đầu tiên, như sau: “Ông người ở sách Thủy Luân, Lam Sơn. Vốn họ Đinh, được ban họ vua (nên thường gọi là Lê Liệt). Ông là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu, cùng với anh là Lễ, thờ Thái Tổ, bắt đầu ứng vào đội nghĩa binh. Do tình thân ruột thịt nên được hầu gần vua, trải leo trèo núi non, chống đỡ lúc gian nguy, có rất nhiều chiến công”. Nhiều tài liệu nói Đinh Liệt là người Thủy Cối, huyện Lương Giang (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)...
  • Phan Phu Tiên – người mở đường sưu tập thi ca
    Phan Phu Tiên tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, người làng Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Theo một số sách cũ thì vào năm Bính Tý (1396) đời Trần Thuận Tông, ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) và làm việc ở Quốc sử viện và Quốc Tử Giám.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • 19 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được tặng thưởng
    Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022 sẽ diễn ra vào tối 6/12 tại Hà Nội.
  • Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam
    “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” do Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) phối hợp với Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) tổ chức. Tác phẩm đạt Giải nhất cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
  • Fortech khai trương cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam
    Ngày 5/12, Công ty TNHH Fortechvn (Fortech) chính thức khai trương tại Khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cột mốc quan trọng này nêu bật cam kết của Fortech trong việc mở rộng toàn cầu hóa, điều này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương.
  • Sa Pa đã có khách sạn dành cho du khách là người Hồi giáo
    Khách sạn Charm Sapa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa thiết lập và công bố điểm lưu trú và phục vụ thực phẩm Halal dành cho khách du lịch Hồi giáo. Đây là điểm lưu trú đầu tiên của tỉnh Lào Cai thực hiện triển khai chương trình chuyển dịch một số dịch vụ theo hướng thân thiện với người Hồi giáo (Halal) theo đúng qui trình tiêu chuẩn của các Cơ quan Công nhận Halal Quốc tế – MUI, JAKIM, GCC.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO