Ẩm thực

Bánh Coóc mò - tinh hoa ẩm thực của người Tày ở Thái Nguyên

Ngân Hà (t/h) 09:42 16/05/2023

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, Thái Nguyên còn là nơi nổi tiếng bởi nhiều đặc sản thơm ngon. Trong đó, bánh Coóc mò - món bánh dân dã, dẻo thơm của người Tày khiến du khách thêm nặng lòng sau mỗi chuyến du lịch về Thái Nguyên.

banh-cooc-mo-14121723.jpg

Bánh Coóc mò thường xuất hiện trong tiệc thôi nôi của trẻ con người Tày ở Thái Nguyên. Bánh được đặt trong bàn tay của trẻ nhỏ với lời chúc hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, mạnh khỏe. Trong tiếng Tày, mò có nghĩa là sừng bò, Coóc mò là chiếc bánh có hình chóp nhọn giống như chiếc sừng của con bò.

dac-san-thai-nguyen-6-14130866.jpg

Bánh được người Tày chế biến từ gạo nếp, loại gạo nếp cái hoa vàng được trồng trên nương, vừa dẻo vừa thơm. Gạo nếp được vo nhiều lần với nước lã cho đến khi nước trong lại rồi mới ngâm khoảng vài giờ cho mềm.

Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối. Muốn bánh đẹp thì người làm phải cẩn thận chọn những chiếc lá xanh mướt, không bị sâu hay úa, đem về rửa sạch rồi phơi cho ráo.

Đến những chiếc lạt buộc cũng thể hiện sự tỉ mỉ của người làm bánh, cái nào cái nấy đều tăm tắp, mềm, dẻo và dai để gói bánh vừa đủ chặt mà lá không bị rách. Thường thì người Tày sẽ chọn thân cây giang hoặc thân cây mỡ để chẻ lạt.

Phần gạo nếp sau khi được ngâm mềm sẽ đem trộn đều với lạc sống đã giã nhỏ, nêm thêm một ít muối cho vừa ăn là đã có thể đem đi gói bánh. Bắt đầu công đoạn gói, người Tày sẽ cuốn lá dong (lá chuối) thành hình phễu rồi đổ gạo và lạc vào, vỗ nhẹ cho chắc bánh rồi gấp mép lá và lấy lạt buộc lại.

Trước khi đem luộc, bánh Coóc mò sẽ được ngâm trong nước lạnh cho đến khi không còn bọt sủi lên bề mặt nước. Khi ấy, bánh đã ngậm đủ nước, khi luộc sẽ nhanh chín và mềm, dẻo hơn.

Bánh luộc xong sẽ có màu xanh nhạt của lá dong (lá chuối), mùi thơm của nếp cái hoa vàng và lạc chín. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được sự mềm, dẻo, ngậy, bùi hòa quyện rất cuốn miệng. Bánh ăn nhiều không bị ngán, lại hợp khẩu vị với rất nhiều người.

tour-du-lich-bac-kan-banh-cooc-mo-14082667.jpg

Bánh Coóc mò có thể ăn không hoặc chấm cùng mật mía, mật ong. Từ nguyên liệu, cách chế biến đến cách thưởng thức, đặc sản của Thái Nguyên vẫn dung dị, thơm thảo như chính con người nơi đây./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bánh Coóc mò - tinh hoa ẩm thực của người Tày ở Thái Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO