Tác giả - tác phẩm

9 tác giả tiêu biểu châu Á hội ngộ trong tuyển tập truyện ngắn “Tuyệt duyên”

Thụy Phương 16:18 25/09/2024

Chín truyện ngắn đương đại của các tác giả trẻ tiêu biểu ở châu Á vừa được NXB Trẻ giới thiệu với độc giả trong tuyển tập truyện ngắn “Tuyệt duyên”.

Tuyển tập có sự tham gia của các tác giả: Sayaka Murata (Nhật Bản), Alfian Sa’at (Singapore), Chung Serang (Hàn Quốc), Wiwat Lertwiwatwongsa (Thái Lan), Nguyễn Ngọc Tư (Việt Nam), Lhacham Gyal, Hàn Lệ Châu, Liên Minh Vệ, Hác Cảnh Phương (Trung Quốc). Chín tác giả tham gia tuyển tập đều là các nhà văn đương đại nổi bật, đã giành được thành công thương mại nhất định và nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn.

bia-sach.jpg

Mỗi câu chuyện mang đến chín góc nhìn văn hóa từ các vùng miền khác nhau trên khắp châu Á, thể hiện kiến giải riêng về hai chữ “Tuyệt duyên”. Từ những đứa trẻ ngây ngô ngập ngừng ngưỡng cửa dậy thì, những thanh niên bức xúc thời cuộc, những người mẹ, người vợ nặng mang nỗi niềm sâu kín... cho đến những vết hằn trong tâm trí, xung đột thế hệ, bất công trong xã hội, định kiến về chủng tộc, loạn ly vì chiến tranh.

Đặt trong từng bối cảnh đa dạng, xứ nắng xứ mưa, xứ mơ xứ thực, xứ yên xứ loạn, mỗi câu chuyện là một bức tranh dữ dội có, dịu êm cũng có, thẳng thừng giãi bày mọi khổ đau, giằng xé, uất nghẹn trong thẳm sâu tâm hồn. Tất thảy nhập nhằng vần xoay, tâm lý con người như chưa bao giờ được lột tả trần trụi đến thế.

“Tôi vô cùng ấn tượng với chủ đề "Tuyệt duyên". Khi đọc tác phẩm viết về "tuyệt duyên" của các tác giả khác, tôi cảm nhận được từng chuyển động mãnh liệt trong mỗi câu từ và trong mỗi con người, điều này vượt xa sức tưởng tượng của tôi.”

Nhà văn Sayaka Murata (Nhật Bản)

Từng cây bút trẻ mà đầy nội lực của châu Á đã cất lên một tiếng nói đồng lòng, về cách mà con người đối diện với quá khứ, hiện tại, tương lai, với bước ngoặt của số phận. Cái xấu phải bóc trần đến tận cùng, nhưng cái “thiện căn ở tại lòng ta” vẫn được tôn vinh. Độc giả sẽ tìm thấy chính mình trong những trang văn, bắc nhịp cầu giữa bản thân với nhân vật, để tự vấn, phản tư và suy xét chính mình của hiện tại.

Để độc giả ở các nền văn hóa khác nhau dễ cảm hiểu được nội dung, đi kèm với mỗi truyện ngắn là phần giới thiệu về tác giả, chia sẻ của tác giả hoặc chú giải của dịch giả về những hình ảnh mang tính biểu trưng văn hóa trong tác phẩm, hoặc bối cảnh ra đời của tác phẩm, thậm chí chia sẻ cách hiểu của dịch giả đối với những tình tiết trong tác phẩm. Độc giả có thể chọn cách đọc thưởng thức các truyện ngắn trước, sau đó đọc phần chú giải của dịch giả như một cuộc đối thoại thú vị giữa hai góc độ cảm - hiểu khác nhau./.

Trong số 9 tác giả tiêu biểu được giới thiệu trong tuyển tập "Tuyệt duyên" có một cây bút nữ của Việt Nam là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - tác giả từng gây tiếng vang lớn với tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Ở tập truyện này nhà văn Nguyễn Ngọc Tư góp mặt với truyện ngắn “Trốn thoát”.

Bài liên quan
  • Hoạ sĩ Lê Thiết Cương ra mắt cuốn sách "Nhà và người"
    Cuốn tản văn “Nhà & Người” tuyển chọn gần 60 bài viết của họa sĩ Lê Thiết Cương trong khoảng thời gian từ năm 2000-2023, cho một số tạp chí về kiến trúc nội thất. Bìa sách nổi bật hình ảnh thiếu phụ mặc áo dài da cam bên cái trường kỷ cổ, trên nền trắng ngà.
(0) Bình luận
  • Ra mắt sách “Ai nói? Tại sao lại nói như thế” của nhà văn Văn Giá
    Tác phẩm văn học được các nhà phê bình đánh giá cao về sự sáng tạo, đầy dũng khí trong lối viết; tính đời, sự tự trào đa chiều trong nội dung và tạo nên “biệt danh” mới cho nhà văn: “Người kể chuyện hiểu chuyện”.
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Lê Bá Thự và những dấu ấn trong dịch thuật, sáng tác
    Trong 303 trên tổng số 436 trang của tập sách “Lê Bá Thự - Tiểu luận & phê bình văn học”, Lê Bá Thự đã giới thiệu ngắn gọn về 30 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của Ba Lan mà ông đã dịch sang tiếng Việt.
  • Thêm nhiều đầu sách mùa Trung thu cho thiếu nhi
    Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mãi là một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình...
    Thành phố Hà Nội vừa quyết định dừng hẳn hoạt động bắn pháo hoa dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - một sự kiện đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội cũng như cả nước. Đây là việc làm thể hiện trách nhiệm, nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của người Thăng Long - Hà Nội đã được hình thành, gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Và hơn hết đó là trách nhiệm, là tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, để Thủ đô mãi là một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình...
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) dự kiến sẽ trưng bày khoảng 150 - 200 tranh cổ động tại Vườn hoa Trung tâm thị xã Sơn Tây. Thời gian khai mạc triển lãm vào ngày 04/10/2024.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Chùa Hương và khu du lịch Hồng Vân được công nhận Khu du lịch cấp thành phố
    UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức công nhận 02 khu du lịch cấp thành phố là Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức và khu du lịch Hồng Vân, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín.
  • Ký ức một thời hoa lửa hào hùng và chặng đường phát triển của Thủ đô
    Sáng 25/9, tại Hà Nội, tọa đàm trực tuyến gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức, đã diễn ra xúc động và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
9 tác giả tiêu biểu châu Á hội ngộ trong tuyển tập truyện ngắn “Tuyệt duyên”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO