“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Nhipsonghanoi| 04/10/2019 20:19

Chiếc xe đạp xưa là hiện thân của cả một thời kỳ gian khổ, khó khăn. Giờ đây, khi cuộc sống đã đủ đầy hơn, chúng ta vẫn dành cho những ngày tháng vất vả ấy những ký ức ngọt ngào và thân thương nhất.

Hà nội từng có một thời là “Thủ đô xe đạp”.
“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Sự xuất hiện của chiếc xe đạp đầu tiên ở Hà Nội là vào đầu thế kỷ 19. Khi người Pháp xâm chiếm Hà Nội và biến Hà Nội thành nhượng địa thì công chức Pháp là những người đầu tiên mang xe đạp đến Hà Nội để phục vụ cho việc đi lại. Đến những năm 1918-1919, ở Hà Nội đã có khá nhiều xe đạp.

Sau này, khi đất nước trải qua các thời kỳ như bao cấp, chiến tranh, kể cả khi bắt đầu đổi mới, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông chính của thành phố đơn sơ, yên tĩnh và trong lành này. 

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Thời bao cấp, chiếc xe đạp là một tài sản rất có giá trị với mỗi gia đình. Xe đạp thời ấy cũng được đăng ký và cấp biển số. Hầu hết mỗi gia đình thường chỉ có một chiếc.

Dạo đó, người dân đa phần dùng xe Thống Nhất do Việt Nam sản xuất. Ai có các loại xe đạp ngoại như: Diamant, Mifa của Đức, Favorit của Tiệp, Phượng Hoàng hay Vĩnh Cửu của Trung Quốc… thì coi như có một “gia tài” rồi.

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Giá trị nhất hồi ấy là những chiếc Peugeot của Pháp thì chỉ nhà giàu mới có. Đã có lúc chiếc xe đạp chiếm vị trí quan trọng tới mức trở thành tiêu chuẩn để các cô gái kén chồng: 

“Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugoet cá vàng”…

Thời kỳ chiến tranh, ở tiền tuyến, xe đạp là một phương tiện thồ hàng anh hùng. Con “ngựa sắt” thần kỳ này theo ông cha ta chở súng đạn, lương thực len lỏi khắp chiến trường. Ở hậu phương, nó tần tảo, đảm đang như một người chị, người mẹ.

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Hình ảnh chồng đèo vợ bế con ngồi vắt một bên, bên còn lại là bao tải gạo, khung xe đèo thêm bọc quần áo, lỉnh kỉnh xoong nồi, đạp kẽo kẹt hàng chục cây số đường đất về nơi sơ tán những ngày bắn phá ác liệt ở Thủ đô vẫn đọng mãi trong ký ức nhiều gia đình.

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Là phương tiện đi lại chủ yếu nhưng phụ tùng xe đạp thay thế lại rất khan hiếm. Trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, phụ tùng xe đạp thường chỉ được phấn phối, gắp thăm theo quý (ba tháng) hay cuối năm bình bầu lao động tiên tiến được thưởng. Còn bên ngoài gần như không có. Khan hiếm như vậy nên những chiếc săm, chiếc lốp được tận dụng tối đa. Những quán sửa chữa xe đạp rất phổ biến.

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Thế hệ 6X, 7X chúng tôi, chiếc xe đạp là người bạn thân cùng rong ruổi qua bao năm tháng tuổi học trò và cả thời sinh viên đầy hoài bão, khát vọng. 

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Theo thời gian, xe đạp dần ít đi, thay vào đó là sự phát triển của xe máy, ô tô. Trong nhiều gia đình đã không còn sự hiện diện của chiếc xe đạp như là phương tiện giao thông chính nữa. Thay vào đó, xe đạp chỉ để phục vụ mục đích thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe. 

“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”

Khi Hà Nội "bùng nổ" xe máy và ô tô cá nhân kéo theo sự ùn tắc giao thông, xe đạp được xem là phương tiện lý tưởng để người dân di chuyển trong những cự ly gần, đi siêu thị, đón con...

Đi xe đạp không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tăng cường sức khỏe, gìn giữ một nét văn hóa đã từng gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam trong cả một thế kỷ qua, mà còn giúp giữ thành phố đẹp, yên tĩnh và sạch sẽ.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sông Hồng và con người giữ vai trò quyết định sự phát triển đô thị, tương lai của Hà Nội
    Đó là đánh giá của GS.TS – NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Trên thực tế, Luật Thủ đô 2024 cũng như 2 quy hoạch lớn của Thành phố Hà Nội đã xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sông Hồng, nguồn lực con người nói riêng đối với việc phát triển Hà Nội trong tương lai tới đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Hà Nội sử dụng hơn 213 tỷ đồng hỗ trợ nông dân sản xuất cây vụ Đông, khắc phục hậu quả bão số 3
    Tại Kỳ họp thứ XVIII vừa qua, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đây là một chính sách lớn, thiết thực để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, sớm ổn định đời sống nhân dân.
  • Hà Nội phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" 2024
    Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 16/10/2024 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
“Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu…”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO