Tác giả - tác phẩm

“Vực trắng” đường gươm sắc trong hành trình sáng tạo của Lữ Mai

Nguyễn Thị Hương Giang 06:31 11/08/2024

Trên hành trình sáng tạo của Lữ Mai, đến “Vực trắng” có điều gì mới hơn những điều đã mới trong chị? Có thể là một không gian, hoặc nhiều hơn thế nhưng vẫn là thế giới của núi rừng, phố thị, người lính như cách mà chị vài năm gần đây “đóng đinh” vào phần lớn bạn đọc của mình? Nghĩ mãi, cuối cùng tôi cũng vỡ lẽ ra, “Vực trắng” ấy còn có thể là “vực” của những mảnh hồn được ghép lại: “Từng mảng khăn xô/ ghép nên mặt ta/ rất rõ” (Đi lạc). Vực cứ đứng đấy, hiện hữu, đau và yên, để “trắng” chuyển động, ấy là điều mới và khác trong tập này của chị.

l_1012262640_lm1.jpg
Nhà thơ Lữ Mai.

“Vực trắng” của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần: Từ núi, Đi lạc, Nói bằng gai sắc, Trở về chạng vạng, Gửi Huế và Cánh tàn bừng giấc. Thực ra, đọc kĩ một chút ta sẽ thấy tên các phần chính là sự tiếp nối cho một hành trình tuyến tính của thời gian và tâm lý: hành trình từ núi mà đi lạc, trong tình thế lạc ấy người nói bằng gai sắc, bằng đau đớn. Và sau cuộc tìm kiếm lối thoát đau đớn ấy, người đã trở về trong chạng vạng. Lắng trong tâm tư, kẻ lữ hành nhớ hoài kỉ niệm sâu sắc với Huế và sau cùng là một cuộc hồi sinh, bừng giấc của cánh tàn để khép lại và để mở ra. Mặc dù tuyến tính nhưng phản ánh đủ đầy ý thức, phẩm chất của người sáng tạo. Ấy là Lữ Mai luôn và đang dụng sức mạnh của “linh giác” để nhìn sâu vào thế giới, khiến tất cả những vực núi, vực người trở mình sinh động, độc đáo, màu nhiệm, nhưng vẫn rất tự nhiên như thuộc tính nguyên sơ của nó.

bia-sach-1.jpg

Vực trắng là vực của thiên nhiên. Điều này đúng. Xuyên suốt tập thơ là những bức tranh quen mà lạ. Từ núi là điểm khởi nguồn, từ vực trắng mà xuất phát, ta đến với “con đường ma mị”, nơi “trà sơn cước non mềm mở búp”, “mỏm núi tím”; từ núi biết mây mang bóng dáng tàn tro; từ núi mà đến gió đèo trinh nguyên bịn rịn, suối cạn chân đồi, bí ngô lăn lóc gầm sàn; từ núi đến với Sài Gòn xa xôi, đêm sông Hồng chật sương, phố chật đèn, phố nhà binh; từ núi dừng ở Huế mà vẽ:

nghe từ mây khói
khe khẽ run trong vắt dấu hài
bức tranh ấy nào ai vẽ nổi
dòng Hương lặng lờ
toan thở xanh sâu
(Vẽ)

Đáng chú ý là hệ thống động từ được tác giả đặt vào cảnh vật, tạo tình thế cho thiên nhiên để sự vật ấy có một sự sống, một tinh thần, một tình cảm,… cựa quậy và run rẩy. Ví như “bầy trăng say ngủ”, “mây khói khe khẽ run”, “sỏi đá reo tiếng mèo rừng”, “suối bắt đầu bập bẹ”, “đất nấc vào sâu trũng những giấc mơ”, “mặt lá say đỏ dại sang chiều”, “trà nguội lãng quên hò hẹn”, “đôi hài rêu bật khóc”,… Lữ Mai đã đưa người đọc đến những địa danh thật xa nhưng cũng lắm khi kéo ta về gần với những nơi chốn gần gụi, thân thuộc như chợ, ngõ quen, phố nhà binh, nhà mẹ... Có thể tất cả đều là hoặc không là “chuyến du hành tưởng tượng” nhưng từ chính những “chuyến đi thoát cơn trầm mặc” ấy mà ta dễ dàng thấy thiên nhiên trong thơ chị đầy sức sống, luôn có điều gì nóng rẫy, sáng nét và nổi bật. Đó không là những điều đã phong kín bấy lâu, không là những cách thể hiện thường thấy xưa nay mà được nhìn bởi đôi mắt tinh tế, nhạy cảm, luôn như “sương vừa hé mắt” thanh khiết, tươi mới.
Vực trắng là vực người. Đọc tập thơ độc giả sẽ bắt gặp những thân phận người mà trên hành trình “từ núi” đến “cánh tàn bừng giấc” lắm ưu tư nỗi niềm. Những nhân vật trữ tình và chủ thể “ta”, “mình” như luôn đứng sau một lép cửa, quan sát sâu, xúc động và viết:

lại nghe tiếng người trong đất
đất nấc vào sâu trũng những giấc mơ
biết phải nói gì
đồi núi sông hồ
vết thương vừa mở
(Ngược gió)
người săn mây quên lãng mọi nguyên do
giữ toàn điều mộng tưởng
(Vực trắng)
vẫn gặp những người con gái thêu khăn
rút từng sợi bình minh se chỉ đỏ
(Ngỏ cùng sông)
những bóng người tìm nhau thôi run rẩy
nhẹ hơn bóng núi
và bay
(Từ núi)
cô gái Dao Tiền ít nói
thả nụ cười sau nhịp bước rung reng
(Hò hẹn)
mẹ bạn trò chuyện cùng lửa
sáng phơ phất lau rừng
niềm khúc khuỷu trũng buồn đáy mắt
(Từ Khuổi My)

Như mở hết những vết thương của kiếp người, nhà thơ bước vào và cố gắng nhập cuộc như là vết thương của mình mà nức nở. Thành công của chị là biết cách bộc lộ cảm giác siêu nghiệm ấy bằng ngôn ngữ khác biệt, không sáo mòn, giả tạo mà chân thực sinh động. Tưởng như khách thể hóa đối tượng sẽ không đau buốt nhưng chính chị đã đau như một lẽ đã tồn tại từ sâu thẳm trong hồn.
Với ý thức của người nghệ sĩ, thêm nội lực tài hoa chữ, căng tràn thêm những thăng hoa về mặt cảm xúc, Lữ Mai không để mình đi lạc hay rơi vào bi lụy. Cách chị nhận thức mình “lạc” như phủ định của phủ định, là một cách ý thức cao độ về chính mình để hiểu rất rõ ta là ai. “Trò chơi Ma sói” ấy thế mà không ngẫu nhiên đặt đầu phần đi lạc, và “Bình minh” không tình cờ mà đặt cuối cùng của tập thơ. Sự sắp đặt đầy dụng ý ấy cho bạn đọc ngẫm về một hiện thực và lẽ sống:

cuối trò
thiện cũng chết mà ác thì cũng chết
chiến thắng thuộc về vẻ mặt thơ ngây
bởi họ chọn tin vào những điều rất dở
đầu tiên
là lãng quên con sói ở trong mình.
(Trò chơi Ma sói)

Lữ Mai từng chia sẻ: “Nghiệp chữ nhọc nhằn nhưng cao hơn tất cả đó là hạnh phúc. Trên cánh đồng chữ nghĩa, tôi tìm được chính mình”. Đọc thơ chị, độc giả cũng dễ thấy được những chính mình trong đó. Trước một thế giới nghệ thuật đậm tính siêu thực được tạo bởi tư duy thẩm mỹ khác lạ, thơ chị mở ra nhiều chiều, nhiều cách gợi khác nhau, nhưng một cảm giác thân thuộc luôn hiện hữu - điều mà có thể dùng ngay bằng cách diễn đạt của chị để gọi tên đó là linh giác. Linh giác đi đến cùng là tiếng nói bên trong mách bảo chỉ dẫn con người sống một đời sống đơn giản, đẹp và tự nhiên. Nhưng ở Lữ Mai, linh giác còn gắn liền với quan niệm về thế giới, về con người và về cái đẹp. Sống thực với linh giác, đồng nghĩa với tự do khám phá, chiếm lĩnh thế giới. Dẫu là linh giác của người, vật hay bất kì đối tượng nào, “Vực trắng” vẫn thuộc về đôi mắt nhìn tinh tế, một tư duy sâu sắc và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ:

khi nàng đã không còn nhớ nổi
khi tình yêu rơi bằng đôi cánh của mình
linh giác sẽ theo trăng
khúc nhạc trắng vào mây khói
(Bạch quyên)
cánh đồng tháng năm oai oải
tiếng cuốc đầy linh giác
(Nhà mẹ)
những bậc thềm cũng biết mến khách xa
cũng linh giác trước đau buồn hờn tủi
(Bậc thềm Đá Bia)

“Vực trắng” của Lữ Mai dẫn người đọc đi vào thế giới nhiều sắc màu, nơi có sự dẫn dắt không chỉ của bản năng, vô thức mà còn là những cảm giác linh ứng, không thể giải thích, cắt nghĩa nhưng chắc chắn là sự thăng hoa “cơn nhiệt hứng của tâm hồn”. Ấy là sự chuyên nghiệp của người viết và những trăn trở của người nghệ sĩ đích thực. Trong không gian tưởng như vô trùng ấy ta thấy được những chuyển động rõ rệt về hành trình sáng tạo của đóa bạch mai ở phố nhà binh. Dù là cơn mê hay ác mộng khiến con người ngộp thở, người nghệ sĩ vẫn khát khao sáng tạo, khám phá và đổi mới chính mình.

Nhà phê bình Văn Giá từng viết: “Nhất quán và đa dạng chính là phẩm chất để định giá một tác giả. Vậy nên, những nghệ sĩ có ý thức cao về nghề bao giờ cũng đi theo tinh thần này. Họ không ngừng nới rộng, đào sâu, làm khác những gì mình đã có. Kết quả cuối cùng là vẫn một phong cách ấy, nhưng luôn được làm đầy lên, phong nhiêu hơn, đa sắc hơn cả về lối viết và tư tưởng”. Điều này rất đúng với Lữ Mai. Với “Vực trắng”, Lữ Mai đã một lần nữa vạch thêm một đường gươm sắc bén trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, về thiên nhiên về con người và về quan niệm sống, sáng tạo của mình. Là Lữ Mai mà không thể là ai khác./.

Bài liên quan
  • Khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt
    NXB Trẻ vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm” của nhà thơ Lê Minh Quốc. Tác phẩm mới nhất thuộc bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” này giúp bạn đọc khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt qua nhiều bối cảnh giao tiếp sinh động, từ văn chương đến đời thường, từ đó biết cách làm giàu ngôn ngữ giao tiếp của chính mình để sử dụng trong cuộc sống.
(0) Bình luận
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • “Rèn nhân cách – Luyện tài năng”: Bộ sách làm sáng rõ thêm những phẩm cách cao quý của Bác Hồ
    Nhân dịp kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), NXB Kim Đồng ra mắt độc giả bộ sách "Rèn nhân cách – Luyện tài năng" gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm. Bộ sách giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người.
  • “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của con trai nhà thơ Xuân Quỳnh
    “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của tác giả Lưu Tuấn Anh - con trai nhà thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ, về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, về cha ruột, về các em trai Minh Vũ và Quỳnh Thơ vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả. Cuốn sách không nhiều trang nhưng mỗi dòng chữ chứa đựng cả ân tình với những hình ảnh lần đầu tiên được công bố.
  • Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh ra mắt độc giả tập thơ "Viễn ca"
    Sáng 28/8, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Ban Văn học nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Ra mắt nhiều ấn phẩm dành cho học sinh nhân dịp năm học mới
    Chào đón năm học mới, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm dành cho học sinh: sách giúp các bạn nhỏ làm quen với môi trường học đường, sách bổ trợ kiến thức các môn học trong nhà trường, sách kĩ năng rèn luyện trau dồi phương pháp học tập hiệu quả, sách hướng nghiệp...
  • Wonderella - bộ sách thú vị dạy trẻ những bài học về ứng xử
    Nhà xuất bản Hà Nội liên kết với đơn vị phát hành sách Crabit Kidbooks vừa cho ra mắt bạn đọc bộ sách “Wonderella - Ella ở khu phố Cái Quái Gì Cũng Có Thể Xảy Ra”. Ra mắt đúng dịp Trung thu năm nay, bộ sách hứa hẹn sẽ là món quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Biểu tượng của cảnh sát biển Việt Nam
    Đó là một buổi sáng thứ 2 đầu tuần, tổ công tác kết hợp với Trường THPT Bình Liêu tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển cho các học sinh trong trường. Buổi tuyên truyền diễn ra với những màn hỏi đáp và phát quà khiến không khí trở nên sôi động...
  • Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành công điện số 16/CĐ-UBND Hà Nội về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hoãn các chương trình lễ hội, sự kiện ở Festival Mùa thu Huế
    Thừa Thiên Huế tạm hoãn các chương trình lễ hội và sự kiện dự kiến tổ chức vào dịp Tết Trung thu trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024.
  • [Podcast] Tết Trung thu của người Hà Nội xưa
    Nhà văn Băng Sơn từng kể: Tết Trung thu ở Hà Nội rộn rã và tưng bừng. Trẻ em rất náo nức và thích thú theo các đoàn múa lân, múa sư tử đi biểu diễn khắp các tuyến phố của Hà Nội và đến tận khuya mới giải tán”.  Chính vì vậy mà sự rộn rã háo hức chờ đón Trung Thu chỉ một phần nào đó kém Tết Nguyên Đán. Cùng với ý nghĩa đoàn viên, mang hạnh phúc, vui vẻ cho trẻ em, tết trông trăng của người Việt còn mang riêng màu sắc, hồn cốt quê hương với những chiếc đèn ông sao và đặc biệt không thể thiếu mâm cỗ Trung Thu đêm Rằm đủ loại thức quà thân thuộc, gần gũi, vừa để cúng tổ tiên, vừa là thứ để trẻ con phá cỗ đêm Rằm...
  • Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam quảng bá du lịch “Miền di sản diệu kỳ” tại Australia
    Nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Australia ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - TP Đà Nẵng - Quảng Nam phối hợp tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch “Miền di sản diệu kỳ - Amazing Central Vietnam Heritage” tại TP Melbourne (Australia).
  • Hà Nội: Hình ảnh mới nhất về tình hình mưa lũ tại xã Trung Giã, Sóc Sơn
    Đến rạng sáng ngày 12/9 mực nước sông Cầu vẫn ở trên mức báo động 3, tại xã Trung giã (huyện Sóc Sơn), địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước sông Cầu dâng cao nhiều tuyến đường vẫn ngập sâu, nhiều khu dân cư vẫn bị cô lập. Lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành công tác hỗ trợ, di dời người dân ra khỏi những vùng có nguy cơ rủi ro để bảo đảm an toàn.
  • Quận Tây Hồ bảo đảm tính mạng, đời sống người dân trong quá trình tránh lũ
    Được sự chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, kịp thời của thành phố Hà Nội, cả hệ thống chính trị quận Tây Hồ đã và đang nỗ lực triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống lụt bão và di chuyển gần 21.000 nhân khẩu về nơi tránh lũ an toàn.
  • Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
    Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
  • Lùi thời gian tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024
    Do tình hình mưa lũ phức tạp, Hà Nội quyết định lùi thời gian tổ chức Festival Thu Hà Nội từ ngày 19 đến 22/9.
  • Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân vùng lũ tại quận Tây Hồ
    Tối 11/9, kiểm tra chỗ ăn, ở của người dân đang tạm trú tại Nhà văn hoá phường Yên Phụ, quận Tây Hồ để phòng tránh mưa, lũ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm tốt cho đời sống của các hộ dân.
“Vực trắng” đường gươm sắc trong hành trình sáng tạo của Lữ Mai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO