Vòng xoáy yêu thương

Nguyễn Văn Lạc| 01/02/2022 09:23

Vòng xoáy yêu thương
Minh họa của Nguyễn Văn Đức
- Thành ơi, bố về!

Thằng bé lên ba, mũm mĩm trắng trẻo, xinh xắn như một nụ hồng, lẫm chẫm chạy ra đã thấy mẹ nó lọt trong vòng tay của bố. Nó hét toáng lên:

- Trả bố cho Thành! Trả bố cho Thành!

Anh buông chị, cúi xuống bế thốc thằng bé lên, hôn tới tấp vào đôi má bánh đúc của nó rồi công kênh nó lên vai. Một tay anh giữ con, một tay quàng ngang lưng vợ. Bộ ba líu ríu vào nhà. Anh đặt con xuống giường vui vẻ cởi ba lô:

- Quà của con đây. Con có thích không?

 Nó đón lấy chiếc ô tô bằng nhựa bóng loáng chạy bằng dây cót và bộ short xanh nước biển, cúi xuống ạ bố rồi hí hoáy với chiếc xe.

- Còn đây là của em.

Chị mở gói giấy báo: một xếp vải simili màu rêu. Anh cười: Đủ may cho em một bộ đồ lên lớp. Chị vui vẻ nhưng phân vân: 

- Sang quá anh ạ. Cả trường chưa ai có. Mình em mặc ngượng chết. Thôi để dành vậy. 

Họ âu yếm nhìn nhau. Anh vẫn thế, đôi mắt to sáng, mũi dọc dừa, miệng hơi rộng lúc nào cũng như cười, cân đối trên khuôn mặt chữ điền, trông vừa thông minh vừa sắc sảo, tự tin nhưng lại khiêm nhường hiền dịu, vẫn hấp dẫn chị như buổi ban đầu. Thảo nào, chị khẽ thở dài.

Thời tem phiếu gian nan nhưng chị vẫn dành dụm vài ô thịt, dăm cân gạo trắng đợi anh. Bữa cơm chị nấu khéo, đạm bạc nhưng ngon lành, có lạc rang đỏ au, rau muống luộc xanh rờn, cà muối xổi và cơm không độn sắn khoai. Cả nhà vui vẻ tận hưởng niềm vui sum họp. 

Cu Thành đã ngủ say sau trận đùa thả phanh, sôi nổi nhất là trò bắt bố làm ngựa chạy quanh giường, nó chễm chệ trên lưng quát tháo om sòm. Chị sẽ đặt nó nằm gọn vào phía trong, bỏ cặp, quấn gọn tóc ra sau gáy. Chị ngả người xuống đúng lúc anh giang hai cánh tay vạm vỡ, chị lọt thỏm vào lòng anh. Họ thì thầm với nhau. Anh xiết chị vào lòng như muốn chị tan vào cơn khát bừng bừng trong anh. Họ tan vào nhau, cùng đắm say nhưng dịu dàng chừng mực, thoáng chút chắt chiu dành dụm và gìn giữ. Khi cơn sóng ào ạt trôi qua, chị nhổm người úp mặt lên bộ ngực nở nang của anh, vuốt ve ru cho anh ngủ. Anh thỏa mãn sung sướng đón nhận cử chỉ quen thuộc ấy, nhuốm vẻ biết ơn. Nhưng từ nơi sâu thắm trong ký ức trỗi dậy trong anh một sự so sánh. Anh lim dim vờ ngủ, ấn tượng về người ấy càng rõ nét. Đó là Lý.

Một đêm đông. Mưa bụi lâm thâm trùm lên vẻ hiu quạnh của khu nhà khách cơ quan, gieo vào lòng Thiện nỗi buồn da diết. Thấm thoắt anh được biệt phái vào đây đã gần nửa năm. Bù đầu vào công việc, anh ít giao du nên hiếm bạn bè. Ngày nghỉ anh thường lang thang ngoài bãi biển hoặc trèo lên đồi thông nghe gió rì rào rồi nhớ về chị và cu Thành. Người cơ quan phần lớn có nhà riêng. Khu tập thể chỉ có vài người quê Bắc. Trong đó có Lý, cô gái lỡ thì quê vùng quan họ. Lý có nước da trắng hồng, đôi mắt bồ câu hiền dịu và có giọng hát quan họ rất đằm thắm. Khốn nỗi do hậu quả của bệnh đậu mùa làm cho khuôn mặt của cô có đầy chấm đen sâu hoắm. Hôm cơ quan tổ chức văn nghệ, son phấn đã biến cô Lý thành cô gái khác, xinh đẹp, dịu dàng và với giọng trầm man mác đượm buồn, gieo vào lòng Thiện cảm giác bâng khuâng và sự xót thương cho số phận con người không may mắn đó. Sau bài hát, anh tặng Lý một bông hồng nhung rút ra từ lọ hoa trên bàn khách. Lý run run đón nhận, đôi mắt nhìn anh đầy vẻ biết ơn, nuối tiếc pha sự tủi hờn. Thiện lặng đi trong cái nhìn như găm chặt vào lòng anh.

Buổi đọc truyện đêm khuya vừa dứt, Lý tắt cái đài bán dẫn nhỏ, ngậm ngùi cho số phận người trong truyện: Cô thanh niên xung phong mang con về nhà mẹ đẻ khi bố đứa trẻ chưa kịp làm đám cưới đã trở thành liệt sĩ. Cô đã nghiến răng vượt qua dư luận khắc nghiệt của quê nhà, kể cả sự hắt hủi của cha mẹ và mọi thiếu thốn về vật chất của thời bao cấp, cố nuôi dưỡng tình yêu của người chiến sĩ. Sau cơn vật vã chị vùng dậy, xăm xăm bước về phía nhà khách còn sáng đèn.

Nghe tiếng gõ cửa Thiện ngừng đọc sách, đứng dậy, mở cửa. Lý ào vào, run run, gấp gáp, chị nói nhanh như sợ nếu không nói ra lúc này thì sẽ không bao giờ nói ra được nữa. Con thuyền đang vượt thác, người cầm chèo không thể buông tay:

- Anh Thiện ơi, tôi biết anh thương hại cho số phận hẩm hiu của tôi, chỉ từng ấy thôi là đủ. Tôi cũng biết anh có một gia đình hạnh phúc. Nên tôi chỉ cầu xin tình thương của anh. Tôi đã nuôi hi vọng này từ lâu rồi. Chị ngừng lại lấy hơi rồi rành rọt: Tôi van xin anh cho tôi một đứa con. Chỉ có vậy thôi. Tôi cam kết với anh khi đạt được điều ấy tôi sẽ lập tức rời cơ quan và ra khỏi cuộc sống của anh, quyết không làm phương hại đến gia đình anh. 

Lý khóc nấc lên và gục đầu xuống bàn. Thiện choáng váng lặng đi giây lát. Anh trấn tĩnh lại bên chị, vuốt ve bờ vai, giọng đầy thương cảm: Chị bình tĩnh lại đi, ta sẽ nói chuyện. Lý ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn anh như thôi miên: Cảm ơn anh đã không xua đuổi. Còn lời cầu xin của tôi? Lý đứng dậy giơ hai tay về phía anh. Ôi! Đôi mắt trinh nữ lỡ thì! Vừa long lanh khao khát, vừa mê đắm níu kéo, vừa van nài, lại vừa như ra lệnh. Thiện chùng xuống giơ tay ra đón. 

Lý ngả vào lòng Thiện: Vậy là anh không khinh tôi. Tôi biết ơn anh và xin dâng hiến tấm thân còn nguyên vẹn của tôi. Chị cởi áo. Trong quầng sáng của ngọn đèn ngủ, một thân hình cân đối nõn nà, nguyên trinh, đầy sức sống hiện ra. Anh ôm lấy chị, hôn lên đôi mắt đẹp đẫm nước, khẽ nói: Tôi thương chị lắm. Lý bịt miệng anh bằng nụ hôn cháy bỏng kéo dài. Ngoài trời lạnh giá, mưa vẫn giăng giăng rắc nỗi buồn lên mái nhà hiu quạnh như một sự chia sẻ, chở che cho người con gái đang tận hưởng sự hoan lạc trời phú lần đầu sau cảm giác đau nhói. Chị rên rỉ trong hơi thở gấp gáp đứt nhịp: Cầu trời… cho tôi… đứa con… Và người đàn ông đang ban phát ân huệ, lúc đầu là sự thương hại, thoáng chút khinh khi nhưng đã bị sự buông thả, sự đắm say cuồng nhiệt của người con gái lôi cuốn. Anh hòa vào từng đợt sóng hoan lạc cùng chị như chưa từng được thỏa mãn như thế bao giờ. Khi rời nhau chị vẫn vuốt ve trên lưng anh thì thầm: Xin đội ơn anh. Ngàn lần đội ơn anh. Cầu trời cho con giống anh. Tôi xin giữ lời hứa và sẽ đem nó xuống mồ, cả con của chúng ta sẽ không được biết.

Thiện mở choàng mắt khi nghe vợ hỏi: Anh nghĩ gì mà thao thức vậy? Anh nắm lấy bàn tay chị. Ôi cùng là bàn tay đàn bà mà sao khác lạ đến thế! Không thể biểu đạt bằng ngôn ngữ nhưng Thiện cảm nhận được sự khác biệt phải chăng đó là  sự vồ vập như cưỡng đoạt và sự bình tĩnh chắt chiu? Anh thì thầm: Anh biết ơn em vô cùng và càng yêu em hơn. Anh đang hối hận và tự thú. Chị hiểu. Vậy là dì Thủy đã nói đúng. Nhưng mong sao đó chỉ là lầm lỗi nhất thời!

Kỳ nghỉ phép vẫn vui vẻ như thường, nhưng từ đáy lòng họ, biểu đồ biểu thị tình yêu không còn là đường thẳng như xưa nữa, mà ở anh là một hình sin, còn ở chị có nhiều đoạn gãy khúc. Chị càng ân cần chăm sóc, anh càng dằn vặt. Để giữ anh, chị không thể nói ra. Còn anh không đủ dũng khí thú nhận. Anh bấu víu vào cái lý: Anh không yêu người con gái lỡ thì kia, việc làm ấy như một nghĩa cử.

***
- Thành! Tâm ơi! Bố về rồi này.

Cu Thành lên năm, bé Tâm lên ba, hai đứa trẻ mũm mĩm xinh tươi ùa ra thấy bố nắm tay mẹ tươi cười bước vào. Cu Thành hét toáng lên: Trả bố cho Thành! Trả bố cho Thành! Bé Tâm xúng xính trong bộ đồ xanh nõn chuối cũng sà vào ôm lấy chân Thiện: Trả bố cho Tâm!. Anh buông chị cúi xuống nhấc bổng hai đứa trẻ bế vào hai nách, Tâm vuốt má anh thơm chụt một cái rồi cười như nắc nẻ. Bộ bốn vui vẻ vào nhà. Anh đặt chúng xuống ngắm nghía vẻ mãn nguyện: - Các con bố lớn rồi đây. Ở nhà có ngoan không nào? Hai đứa líu ríu: - Ngoan ạ. Ngoan ạ. - Ngoan như thế nào nào? Thành xòe bàn tay trái: - Con không chơi bẩn này. Mấy lị không trêu em này. Mấy lị không khóc nhè này. Mỗi câu nói nó cụm lại một ngón tay. Anh khen: - Các con ngoan lắm. Con gái bố xinh quá. Bố thưởng các con nào. Anh mở vali: - Tàu bay, ô tô là của Thành này. Búp bê là của Tâm. Còn đây là bánh kẹo của cả nhà này. Còn nhiều thứ khác gửi máy bay về sau. Các con có vui không nào? Cả nhà vỗ tay: - Hoan hô bố.

- Em kể cho anh nghe về con Tâm đi. Em tài thật đấy cô giáo của anh ạ. Em làm thế nào mà mới gặp anh lần đầu mà nó quấn như vậy?

- Thì em đã kể tỉ mỉ trong thư rồi thôi.

- Anh vẫn muốn nghe thêm. Em nuôi nó chắc vất vả lắm phải không? Con bé khỏe mạnh và ngoan quá.

Chị kể, giọng điệu đều như đọc sách: - Cô bạn thân của dì Thủy sinh nó xong thì bị bệnh hậu sản. Nó sống bằng sữa của Thủy. Lúc ấy bé Ly của Thủy đã đầy năm. Sau đó mẹ nó mất. Bố nó đi làm ăn tận Tây Nguyên không có tin tức gì. Nội chẳng còn ai. Mẹ nó van xin dì Thủy nuôi nó thành người. Thủy nhận lời, mẹ nó mới nhắm mắt ra đi. Thương bạn mà nhận lời nhưng dì ấy khó khăn vất vả hơn mình nhiều, nên em nhận nó về nuôi. Từ ngày có nó, cu Thành lại ngoan hơn. Thành thương em gái lắm, suốt ngày quanh quẩn bên em. Nói trộm vía con, nó hay ăn chóng lớn, chẳng bệnh tật gì, nhờ đó em cũng chẳng đến nỗi nào. Có anh có em như tre ấm bụi, hai đứa quấn quýt nhau lắm. Khi nó biết đôi chút, em lấy ảnh của anh và tình yêu của em xây dựng cho nó hình tượng người cha là anh. Dần thành quen, vậy thôi. Em cũng đã làm khai sinh, thủ tục nhận con nuôi. Con đã được nhận đủ mọi chế độ tem phiếu, đường sữa. Cơ quan, nhà trường em rất chu đáo tận tình. Mai kia anh dành thời gian đi cảm ơn nhé.

Anh cười:

- Em nói sao mà dễ thế. Nuôi con như vậy ai mà chẳng nuôi được. Ơn trời con bé ngoan và xinh quá.

Chị dịu dàng xa xăm:

- Có lẽ con bé có duyên số từ tiền kiếp với nhà ta, nên thú thực với anh em nuôi nó không vất vả lắm đâu. Và còn nhận ra một điều càng lớn nó càng có nhiều nét giống cu Thành. Bạn bè em cũng bảo vậy. Có người lý giải rằng đó là sự đồng hóa trong môi trường sống thuần khiết và tập trung tình cảm.

Anh cười:

- Một sự lý giải lạ lùng. Nhưng không sao. Anh hứa với em anh coi nó như con đẻ của mình. Chúng mình cùng nhau gìn giữ, tránh sự mặc cảm sau này.

Chị xiết chặt lấy tay anh như để khẳng định sự thỏa thuận.

Anh đến thăm cơ quan chị và để cảm ơn sự giúp đỡ chị trong ba năm anh vắng nhà. Bà hiệu trưởng ân cần tiếp anh và bảo:

- Chị ấy là số một của trường về sự đảm đang. Việc nhà việc trường đều trọn vẹn. Anh thật hạnh phúc khi có được người vợ như chị ấy.

Ông thư ký công đoàn thêm:

- Lòng nhân ái của chị khiến chúng tôi cảm phục lắm. Ai đời chồng đi vắng lại nhận một đứa trẻ đỏ hỏn về làm con nuôi. Chị ấy chăm sóc cháu không khác gì với cháu Thành. Không hiểu động lực nào giúp chị ấy làm được như thế. Bọn đàn ông chúng tôi phát ghen với anh đấy.

Ông bí thư chi bộ khẳng định:

- Vào những dịp sơ tổng kết, thi cử cuối năm làm chị ấy xọp người đi, nhưng vẫn vui vẻ hoàn thành công việc, không ai chê trách được gì. Anh phải tích cực bù đắp cho chị ấy thật nhiều vào nhé.

Nghe những lời khen đó anh càng cảm phục thương yêu chị. Và lại nhói lên sự ân hận đã giấu chị chuyện với Lý, dù chỉ một lần. Còn Lý bây giờ ở đâu? Cuộc sống của mẹ con cô ấy ra sao? Bởi trước khi đi học xa anh đã biết Lý xin thôi việc. Vậy là cô ấy đã đạt được điều mong muốn. Và giữ lời hứa. Đứa con kia là trai hay gái? Nó có giống anh như chị Lý cầu mong không?... Anh phải đi tìm nó. Lương tâm, trách nhiệm thúc giục anh phải đi tìm bằng được nó. Rồi anh sẽ thú nhận với vợ.

Anh lặng lẽ đi tìm. Vào Nam, cơ quan cũ bảo: Qua hai ba lần nhập vào tách ra, hồ sơ thất lạc. Lên Bắc, xứ quan họ mênh mông, thật là chuyện mò kim đáy biển. Phải đến nửa năm sau, qua nhiều chắp nối anh mới tìm được Tân, bạn cũ. Anh thú thật với Tân mục đích kiếm tìm. Tân cho biết: Lý mang bầu đã về quê, quỳ xuống chân cha mẹ giãi bày. Nhưng làng cô nếp sống phong kiến còn vô cùng nặng nề. Bố cô coi đó là nỗi ô nhục lớn của gia đình và dòng họ, thêm sức ép của họ hàng, đã nhẫn tâm từ bỏ cô. Cô âm thầm ra đi, xin việc làm ở một nông trường mãi tận Sơn La. Sinh con xong cô bị hậu sản và qua đời. Mẹ cô vì thương con thương cháu đã lặn lội đi đón cháu về nuôi. Khốn nỗi nhà đã nghèo lại thêm lời ra tiếng vào, ông bà thường xuyên lục đục. Đang cơn bĩ cực thì có người đến xin. Người đó có vẻ có cuộc sống dễ chịu và tha thiết cầu xin, nên ông bà đã cho người ấy đứa bé. Chẳng ai hỏi và người kia cũng không kể gì về quê quán. Kể xong Tân khuyên: Tôi chắc chắn cháu bé được vào nhà có của ăn của để và hiếm hoi. Nó sẽ không khổ đâu. Anh cố quên chuyện ấy đi.

Anh hối hả hỏi:

- Nó là trai hay gái?

- Tôi vô tâm quá. Đàn ông mà. Anh thứ lỗi.

Anh đau đớn, xót thương cho Lý bao nhiêu thì cũng bấy nhiêu băn khoăn day dứt về đứa con lưu lạc. Anh sắp xếp lại tình tiết và thời gian câu chuyện Tân kể, đối chiếu với hoàn cảnh bé Tâm, trong anh cộm lên ý nghĩ: Nếu như đứa con Lý sinh ra là gái thì đây là sự ngẫu nhiên hay định mệnh? Còn nếu là trai thì… Ôi cái vòng xoáy của phúc họa đời người. Ý nghĩ ấy không thường trực nhưng cũng không thể nào quên, trở thành nỗi ám ảnh cướp đi sự thanh thản trong anh suốt hai chục năm trời, nhất là khi gặp lại con sau nhiều ngày công tác xa nhà.

***
Ba mẹ con chị đón anh ở sân bay rồi về thẳng trường đại học.

Sau lễ phát bằng tốt nghiệp là buổi biểu diễn báo cáo của sinh viên. Anh định không dự, nhưng mẹ con chị giữ anh lại: “Anh sẽ được xem con Tâm biểu diễn. Nó hát khá lắm”. Sau màn đồng ca, người dẫn chương trình giới thiệu cô sinh viên đỗ thủ khoa Hiền Tâm. Sân khấu bừng sáng lung linh. Trong trang phục chị hai quan họ, Tâm bước ra cúi chào khán giả. Thành reo lên: Em Tâm nhà mình xinh quá. Chị nắm tay anh mỉm cười mãn nguyện. Thiện sững sờ: dáng đi, ánh mắt, giọng hát trầm của con kéo anh về buổi văn nghệ năm nào! Bản sao của Lý! Anh như người thất thần. Thực hay mơ? Chẳng lẽ… Chị nhận thấy bàn tay anh run rẩy, nóng bừng bừng lên trong tay mình. Anh vẫn thế, kém chế ngự, bồng bột, dễ bộc lộ.

Xong bài hát, trong tiếng vỗ tay râm ran, Tâm chạy ào xuống, sà vào lòng anh: Bố ơi!. Hai tiếng “bố ơi” từ miệng con hôm nay sao thiết tha sâu lắng khác thường, lay động đến tận đáy lòng anh. Anh run run vuốt lên mái tóc mịn như nhung rồi đặt tay lên bờ vai con. Sự giao cảm thần kỳ làm vụt sáng cõi tâm linh, khiến anh bật lên thành tiếng: Con của bố!. Anh liếc nhìn chị và nhận được cái nhìn chia sẻ, cảm thông, đẫm nước mắt của cả ba mẹ con. Tay vẫn trong tay, chị ghé sát tai anh thì thầm: Con của anh và Lý đấy!. Anh run lên bần bật, thảng thốt: Con của anh và Lý?. Chị sẽ gật đầu: Con nó cũng biết cả rồi. Mọi nghi ngờ, ám ảnh vụt tan biến, như được siêu thoát khỏi vòng tục lụy, anh ôm chặt hai mẹ con, nghẹn ngào: Cảm ơn em. Ngàn lần cảm ơn tấm lòng cao cả của em. 

Chị nhẹ nhàng:

- Thôi, ta về đi. Em và các con đã chuẩn bị bữa tiệc mừng đặc biệt ở nhà.
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Vòng xoáy yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO