Hà Nội xưa - nay

Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường

Thụy Phương 13/12/2024 14:16

“Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.

Giữa dòng chảy của đô thị hóa và cuộc sống hiện đại, di sản 36 phố phường Hà Nội xưa và nay dần phai nhạt trong ký ức của nhiều người trẻ. Những cái tên phố cổ vốn chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử nay đang dần bị lãng quên. Với mong muốn giúp các bạn trẻ hiểu hơn về bản sắc văn hóa độc đáo từng làm nên hồn cốt của khu phố cổ, nhóm sinh viên Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai dự án “Hà Nội - 36 khúc giao thời”.

z6125839374768_479c2b48fd0f5ec4f2232de707595d25.jpg
Chuỗi hoạt động khám phá “Hà Nội - 36 khúc giao thời” là cơ hội để khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.

Sinh viên Lương Bảo Ngọc - Trưởng nhóm Dự án chia sẻ “Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu sâu sắc dành cho những giá trị, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, nhóm đã ấp ủ và triển khai chuỗi hoạt động khám phá “Hà Nội - 36 khúc giao thời”. Không chỉ đơn thuần là những người kể chuyện, qua dự án chúng tôi mong muốn là những “người thợ may" nỗ lực khâu nối từng mảnh ký ức, giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Với tầm nhìn "Kết nối quá khứ - Truyền cảm hứng tương lai", nhóm dự án đặt mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của 36 phố phường Hà Nội, đồng thời tạo ra một nguồn thông tin đáng tin cậy, trực quan và dễ tiếp cận cho những người yêu mến di sản Thủ đô. Thông qua dự án này, nhóm cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của Hà Nội, cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, đồng thời quảng bá hình ảnh Hà Nội như một điểm đến văn hóa hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới.

Dự án được khởi động với một loạt series truyền thông đầy sáng tạo nhằm giới thiệu và làm sống động lịch sử văn hóa của những con phố cổ. Từ những câu chuyện về sự hình thành của Hà Nội xưa và nay, chuyện về 36 phố phường, đặc biệt là những khu phố còn hiện diện đến hôm nay, dự án hứa hẹn mang đến những góc nhìn đa chiều và hấp dẫn về di sản đô thị.

z6125839300163_831fea379b6d36e3dff2000d64786896.jpg
z6125839345437_ed519192c5dc0aa8b97e24b2c4762703.jpg
Hoạt động minigame thú vị giúp người trẻ đến gần hơn với các giá trị văn hóa lịch sử.

Điểm nhấn của chuỗi hoạt động khám phá là sự kết hợp độc đáo giữa sự kiện tham quan không gian nơi thời gian giao thoa và các hoạt động workshop làm bật lên diện mạo xưa - nay của 36 phố phường Hà Nội. Hình ảnh những con tem được làm mới, vừa mang nét xưa xũ, vừa mang hơi thở của nhịp sống hiện đại.

Khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập ảnh giao thời của từng khu phố, tham gia xin chữ qua hoạt động "Mực mài Bút trổ" đậm chất Hà Nội theo phong các tem mới lạ, vẽ lên hình ảnh con phố qua cái nhìn riêng với hoạt động tô tranh "Họa sắc phố phường".

Đặc biệt, để thu hút giới trẻ, ban tổ chức còn tạo ra hoạt động minigame thú vị giúp người trẻ đến gần hơn với các giá trị văn hóa lịch sử từ xưa đến nay.

Những hoạt động này không chỉ giúp người tham gia cảm nhận sâu sắc hơn về không gian và thời gian của Thủ đô mà còn giúp họ hiểu rõ thêm về lịch sử, con người và những dấu ấn trong từng góc phố Hà Nội. "Chúng tôi hy vọng rằng dự án sẽ tạo nên sự lan tỏa tích cực, khơi dậy niềm tự hào về Hà Nội trong lòng mỗi người trẻ", Trưởng Ban tổ chức dự án Lương Bảo Ngọc chia sẻ./.





Bài liên quan
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
(0) Bình luận
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO