Về giữa mùa thu cách mạng

Hoàng Khánh Duy| 07/09/2020 12:45

Về giữa mùa thu cách mạng
Minh họa của Nguyễn Văn Đức
Phương hay ngồi cạnh cửa sổ hát mấy ca khúc cách mạng, những bài hát mà người ta hay gọi là “nhạc đỏ”, “nhạc tiền chiến”. Đó là những lúc bé Ly đã ngủ say. Còn lúc nào Ly đang học bài mà nghe thấy Phương hát, bé hồ hởi khen, đúng kiểu “mẹ hát con khen hay”. Ngoài song cửa, mấy chiếc lá khô bắt đầu trút xuống, có chiếc vắt ngang qua khe cửa, giòn ran.
Phương nói:
- Em muốn ra thăm lăng Bác đúng ngày Quốc khánh. Chúng mình không sống trong thời chiến, nhưng chúng mình cần hiểu hết nỗi niềm tự hào của con người thời chiến.
Anh nghe Phương nói vậy, ngờ ngợ cái khát vọng được ra thăm lăng Bác, được đứng trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến, dưới nắng vàng Ba Đình những ngày rợp bóng cờ đỏ sao vàng lớn lao đến nhường nào. Năm nào cũng vậy, hễ tháng Tám, tháng Chín là Phương muốn ra Hà Nội. “Ở ngoài đó không khí hơn nhiều”, Phương nói, cười. Nhưng vì bận chuyện gia đình, con cái nên Phương không thể ra ngoài Bắc được. Anh cũng không có thời gian đưa Phương đi. Đất Bắc, nơi có mộ phần của ba Phương, người chiến sĩ dũng cảm trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm ấy…
Anh gật đầu, chắc chắn:
- Nhất định năm nay chúng mình sẽ ra Bắc. 
Phương cười, nụ cười của Phương bao giờ cũng hiền lành và đôi mắt của Phương bao giờ cũng bao dung như thế. Bao nhiêu năm Phương vun vén cho anh, cho bé Ly, cho cái gia đình nhỏ này. Trong bếp cơm canh bao giờ cũng nóng hôi hổi. Căn nhà bao giờ cũng ấm áp và không ngớt tiếng cười. Vậy mà, chỉ mỗi ước muốn ra Bắc tận hưởng không khí tự hào của đất nước hồi tưởng về mùa thu tháng Tám năm xưa, về ngày Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trước Quảng trường Ba Đình… và hơn hết là để viếng mộ ba, với Phương, lại là một giấc mơ xa xỉ.
Bé Ly đã ngủ. Con bé thật hiền lành và đáng yêu. Những đứa trẻ chưa bao giờ sống trong bom đạn của chiến tranh vẫn giữ lấy cho mình sự hồn nhiên từ bên ngoài đến tâm hồn trong sáng. Phương cũng vậy và anh cũng vậy. 
Phương rất tự hào về ba. Người chiến sĩ kiên trung, người mà mẹ xem là hình mẫu lí tưởng nhất của đàn ông Việt Nam những ngày đất nước có giặc và hết lòng tôn trọng. Ngày ba mất, đất Bắc cũng vào thu. Mùa thu xứ Bắc trong trẻo với vòm trời vời vợi xanh, với những con đường xác xao lá vàng và màu cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió dịu. Mẹ nghe lời trăng trối của ba nên để ba yên nghỉ trên đất Bắc, nơi gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của ba, nơi ba chứng kiến hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước quốc dân, đồng bào. Ba nằm lại, nghĩa trang mùa thu lá vàng rơi xác xao. Hai năm sau, cả nhà dọn về Nam sinh sống. Mẹ nói miền Nam là nơi quê cha đất tổ, không thể bỏ được. Thế là cả nhà về Nam. Lúc đó, Phương còn trẻ lắm.
Mà bây giờ Phương cũng trẻ. Lấy chồng, sinh con, nhưng da dẻ Phương lúc nào cũng mịn màng và nụ cười lúc nào cũng thấp thoáng trên đôi môi. Chồng Phương rất yêu Phương, yêu bé Ly. Ba người sống trong một căn nhà trên con đường nhỏ giữa lòng thành phố đông đúc. Miền Nam hay miền Bắc đều để lại trong Phương những kí ức thật đẹp. Miền Bắc có mộ phần của ba yên nghỉ giữa những tháng năm đất nước thanh bình; miền Nam rộn rã người xe, phát triển bậc nhất cả nước. Phương tự thấy mình may mắn. Nhưng nhiều lần Phương cũng thấy hổ thẹn với ba, với những điều mà Phương tự nghĩ rồi tự bảo mình là ngớ ngẩn. Miền Nam với miền Bắc có xa xôi gì đâu mà mấy năm trời Phương vẫn chưa đặt chân đến.
Như những giấc mơ Phương thấy mình mơ về đất Bắc, về bóng dáng hiền từ của ba trong bộ quân phục màu xanh lá, có quân hàm, có huân chương đeo đầy ngực áo. Ba Phương đeo kính, tóc bạch kim, trên tay trái vẫn còn vết sẹo dài - vết thương năm ấy còn sót lại và chắc hẳn sẽ không bao giờ phai nhòa. Nước mắt Phương tuôn ra. Là nước mắt của tự hào, hạnh phúc.
Buổi chiều anh về sớm, mọi việc anh đã thu xếp chu tất, anh gọi điện xin cô giáo cho bé Ly nghỉ học hẳn một tuần, những chuyện quan trọng anh nhờ đồng nghiệp thực hiện. Anh chìa ra trước mặt Phương ba tấm vé máy bay anh đã mua sẵn, nơi đến là Hà Nội. Phương cầm tấm vé trên tay, run run:
- Mình về Bắc hả anh?
Anh gật đầu:
- Ừ, về để thăm mộ ba. Về để hòa mình vào không khí của lịch sử, của ngày Bác đọc “Tuyên ngôn độc lập” năm xưa.
Nước mắt Phương chứa chan. Tự dưng Phương thấy mình vui, vui hơn cả lúc Phương cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học trên tay, chạy ròng ròng khoe khắp xóm…
Anh thỏ thẻ vào tai Phương:
- Em đã cực nhọc vì gia đình nhỏ này, anh xin lỗi vì thời gian qua có mỗi chuyện đưa em về Bắc thăm mộ ba, về để tự hào… cũng không thực hiện được. Anh xin lỗi.
Phương ngả đầu vào vai anh. Nếu không có bé Ly đang ngồi tô màu ở đó thì Phương đã hôn lên má anh một cái rõ kêu. 
Chưa bao giờ Phương thấy ân hận khi lấy anh làm chồng.
Máy bay cất cánh. Lần đầu tiên bé Ly được đi máy bay đường dài, thích vô cùng. Anh đặt vé cạnh cửa sổ để con bé ngắm nhìn non sông Việt Nam đẹp như tranh, mây tầng tù mù trắng xóa ngoài ô cửa, những dòng sông uốn khúc giữa sắc màu núi non trùng điệp. Đẹp vô cùng. Bé Ly reo lên:
- Ba ơi, sông kìa! Mẹ ơi, núi kìa! Mây kìa. Chỗ nào là nhà bà ngoại? Chỗ nào là nhà bà nội vậy mẹ?
Con bé cứ tíu tít như thế. Hai vợ chồng cười râm ran, xoa đầu con:
- Bé Ly có vui không? Mình sắp được thăm mộ ông ngoại rồi. 
- Vui, vui lắm ạ! - Con bé đáp gọn, mắt lấp lánh - Ông ngoại đánh giặc giỏi lắm phải không mẹ?
Phương cười:
- Ừ, giỏi lắm! Mẹ khâm phục ông ngoại lắm!
Phương nhìn ra ô cửa máy bay. Còn anh nhìn Phương, nỗi hạnh phúc dâng đầy trong từng tia mắt của Phương.
Đứng trước mộ ba, ngôi mộ cuối con đường trong khuôn viên nghĩa trang rộng rãi, thoáng đãng và linh thiêng. Tháng Tám, tháng Chín, cây cơm nguội vàng trút lá. Phương chỉ tay về phía mộ ông, nước mắt rưng rưng, nói khẽ:
- Ly, con thấy không, mộ ông ngoại đó con. Ông ngoại là chiến sĩ năm xưa tham gia cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám, dũng cảm và oai vệ lắm!
Bé Ly đi về phía mộ ông, như một người lớn, con bé cúi xuống lấy tay phủi phủi vào bia mộ của ông ngoại. Phương cười mà nước mắt chứa chan. Con bé còn quá nhỏ để hiểu tổng khởi nghĩa tháng Tám là gì, nhưng chắc hẳn nó sẽ tự hào vô cùng về ông ngoại, về truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam. Và con bé cũng thế, nó được sinh ra và mang trong mình dòng máu của những người anh hùng không biết sợ bạo tàn, không bao giờ khuất phục trước khó khăn giông bão…
Hà Nội mùa thu, nắng vàng ngập lối. Thoáng chốc Phương thấy lòng mình yên lành hẳn đi. Đứng bên anh, tay nắm tay, Phương nhìn dòng người lặng lẽ, không cố ý nhưng thật thứ tự. Những chú bộ đội mặc quân phục đạp chiếc xe còng còng trên con phố, sắc cờ đỏ sao vàng rực rỡ bốn phương trời. Lòng Phương hồ hởi. Một cảm giác lạ lắm, sâu sắc và nồng nhiệt hơn những mùa thu tháng Tám đứng trên mảnh đất phương Nam. 
Anh đan tay anh vào tay Phương, hỏi thầm:
- Em vui lắm phải không?
Phương cười:
- Về cội nguồn không vui sao được, anh ha?!
Về Bắc cũng chính là tâm nguyện của mẹ Phương, người đàn bà sống qua hai cuộc chiến, giờ đây già nua, tóc bạc hết, không còn sức lực để ngồi máy bay đường dài, không thể về thăm mộ chồng. Nhưng trong thâm tâm không lúc nào nguôi hướng về phương Bắc…
Hà Nội rợp sắc cờ. Từ nghĩa trang của ba cùng những liệt sĩ khác nằm lại vĩnh viễn trong lòng đất Hà Thành giàu trầm tích văn hóa, anh, Phương và bé Ly đi về phía quảng trường Ba Đình, ngắm lăng Bác trong ánh nắng thu vàng trải nhẹ. Khắp nơi hoa cỏ xanh mướt. Bốn phương hoa lá tụ hội về lăng Bác tỏa sắc, tỏa hương. Trong thanh âm của chim hót véo von, của tiếng lá vọng vào lòng người, chợt Phương nghe bé Ly lẩm bẩm đọc bài thơ, miệng bé Ly chúm chím xinh xắn:
Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày Tuyên ngôn độc lập… (*)
Cô bé đã lớn, đã hiểu phần nào về nguồn cội thiêng liêng. Chắc chắn rằng cô bé sẽ trở thành người con có ích cho gia đình và xã hội mai sau, trên hết là biết hướng về cội nguồn, biết tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc.
Mùa thu Hà Nội đẹp, không khí thu nô nức lòng người. Phương ngẩng mặt lên cao hít một hơi thật dài, thật đầy không khí trong lòng muôn thuở. Những nỗi niềm cứ xốn xang, nhảy múa. Hà Nội để nhớ, Hà Nội để thương. Hà Nội trong trái tim người muôn phương đã từng đến và chưa một lần được đến…
-----------
(*) Thơ Nguyễn Phan Hách.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Về giữa mùa thu cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO